Đang mang thai có bị chấm dứt hợp đồng không?

01/06/2023
Đang mang thai có bị chấm dứt hợp đồng không?
321
Views

Bộ luật Lao động năm 2019 được ban hành đã có quy định cụ thể và chi tiết về những quyền lợi của người lao động, đặc biệt để đảm bảo sức khỏe cho người lao động nữ khi họ mang thai, pháp luật đã có những quy định để bảo vệ thai sản. Vậy theo quy định thì đang mang thai có bị chấm dứt hợp đồng không? Và người lao động mang thai có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng không? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Đang mang thai có bị chấm dứt hợp đồng không?

Lao động nữ được người sử dụng lao động bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. Vậy khi đang mang thai có bị chấm dứt hợp đồng không?

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Đang mang thai có bị chấm dứt hợp đồng không?

Và theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Bảo vệ thai sản

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Như vậy, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do mang thai hoặc nghỉ thai sản.

Người lao động mang thai có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng không?

Thiên chức “làm vợ – làm mẹ” là trách nhiệm và nghĩa vụ của người phụ nữ. Thiên chức cao cả ấy đòi hỏi trí tuệ và sự hy sinh lớn nhất của người vợ, người mẹ. Theo thời gian, những chuẩn mực về người phụ nữ có thể thay đổi, nhưng việc chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái vẫn mãi là nhiệm vụ không thể tách rời. Vậy khi mang thai, lao động nữ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng không?

Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Như vậy, người lao động nữ nếu có xác nhận của cơ sở y tế về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần tuân thủ các quy định về thời hạn báo trước, nhưng người lao động phải gửi giấy xác nhận trên cho người sử dụng lao động biết.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với thai sản thì bị xử phạt như thế nào?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là Việc tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn​ mà không có sự cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động của một trong các bên tham gia quan hê hợp đồng. Pháp luật quy định khi đơn phương chấm dứt lao động với lao động nữ trái luật sẽ phải chịu mức xử phạt, chi tiết như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

c) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định, khi người sử dụng lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do mang thai hoặc nghỉ thai sản thì bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng (cá nhân) và từ 20 – 40 triệu đồng (tổ chức).

Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đang mang thai có bị chấm dứt hợp đồng không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến việc tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Thời gian nghỉ hưởng chế độ nhận nuôi con nuôi đối với lao động nữ là bao lâu?

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai là bao lâu?

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động sẽ được hưởng các ngày nghỉ theo quy định.
07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh như thế nào?

Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày.
Lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp từ chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở tại thời điểm trước ngày 1/7/2023 là 1.490.000 đồng/tháng, do đó mức trợ cấp dưỡng sức sau sinh của lao động nữ sẽ là 447.000 đồng/ngày.
Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng, do đó mức trợ cấp dưỡng sức sau sinh của lao động nữ sẽ là 540.000 đồng/ngày.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.