Có được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?

26/09/2021
Có được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?
615
Views

Có được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?

Chào luật sư. Gia đình tôi đang xây một ngôi nhà 5 tầng với tổng diện tích 100 mét vuông. Hiện tại nhà xây chưa xong. Tuy nhiên, tôi có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Vậy ngôi nhà của tôi chưa hoàn thiện thì có thể trở thành tài sản bảo đảm để vay vốn? Tôi có được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai hay không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Luật nhà ở 2014

Thông tư 04/2016/TT-NHNN

Nội dung tư vấn

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là một trong những sản phẩm cho vay truyền thống của ngân hàng có tài sản bảo đảm. Các khoản vay thế chấp thường với mục đích để kinh doanh; mua sắm; tiêu dùng hoặc thanh toán các khoản vay có lãi suất cao hơn. Quyền sở hữu tài sản thế chấp sẽ được chuyển cho ngân hàng nếu đến hạn mà người đi vay chưa trả được vốn.

Tài sản thế chấp là gì?

Tài sản thế chấp là tài sản được dùng làm tài tài sản bảo đảm trong các hợp đồng vay thế chấp. Tài sản được dùng để thế chấp có thể là vật; quyền tài sản; giấy tờ có giá; có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Ngoài ra, đối với các tài sản đang cho thuê; cho mượn cũng được dùng để thế chấp. Những tài sản thế chấp phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.

Tài sản hình thành trong tương lai là gì?

Theo khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản hình thành trong tương lai như sau:

“2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Hiểu một cách đơn giản, tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại, đang được đầu tư, xây dựng vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có và hình thành trong tương lai hoặc là tài sản đã hình thành nhưng mới thuộc sở hữu tại thời điểm giao kết giao dịch và chưa chuyển giao quyền sở hữu.

Có được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?

Căn cứ theo khoản 3 điều 295 Bộ luật dân sự 2015:

“Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.”

Như vậy, khi vay thế chấp, bên vay có thể dùng tài sản hình thành trong tương lai làm biện pháp bảo đảm trong hợp đồng.

Vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cần giấy tờ gì?

Đối với tài sản là quyền sở hữu bất động sản

Theo quy định điều 148 Luật nhà ở 2014, điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như sau:

Trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có: hồ sơ dự án; có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất; cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng.

Trường hợp tổ chức, cá nhân thế chấp nhà ở; chung cư hình thành trong tương lai thì phải có:

  • Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.
  • Hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư; có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định; có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán và không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này.

Đối với các loại tài sản khác

Tài sản khác ở đây có thể là máy móc, xe cộ, thiết bị… Trong đó, để được chấp nhận làm tài sản đảm bảo thì những tài sản này cần phải đáp ứng các điều kiện như:

  • Có hợp đồng mua bán hợp pháp;
  • Có giấy tờ chứng minh đã đóng đủ tiền theo hợp đồng;
  • Tài sản không có tranh chấp.

Như vậy, khi dùng tài sản hình thành trong tương lai để vay thế chấp, các ngân hàng; tổ chức tín dụng thường yêu cầu khách hàng cung cấp các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc, giá trị và quyền sở hữu tài sản.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, tài sản hình thành trong tương lai là tài sản có thể thế chấp. Tuy nhiên, khi vay thế chấp loại tài sản này cần lưu ý tuân thủ các quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Có được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đất có tranh chấp có thế chấp được không?

Căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế; tặng cho; thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
Đất không có tranh chấp;
Như vậy, có thể thấy khi đất có tranh chấp thì người sử dụng đất không được quyền thế chấp quyền sử dụng đất.

Đăng ký cấm cố là gì ?

Đăng ký việc cầm cố là việc công nhận và chứng thực về phương diện pháp lí quan hệ dân sự được bảo đảm bằng tài sản cầm cố.
Đăng kí việc cầm cố là thủ tục do pháp luật quy định. Đối với tài sản mà pháp luật dân sự quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì việc dùng tài sản đó cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là thủ tục bắt buộc.

Giấy tờ có giá là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN quy định việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể như sau:
“Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận