Có được ủy quyền việc phân chia di sản thừa kế không?

12/08/2021
895
Views

Vấn đề thừa kế theo di chúc là một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Vậy nếu theo ý chí của người để lại di sản thừa kế; muốn ủy quyền về việc phân chia di sản thừa kế có được không? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Di sản thừa kế là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống; tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Đồng thời; theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế; cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Quyền của người lập di chúc

Căn cứ vào quy định của Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

“Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Có được ủy quyền việc phân chia di sản thừa kế không?

Về nguyên tắc; bất kì người nào đều có thể ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện một; hoặc nhiều giao dịch dân sự (trừ một số trường hợp đại diện theo ủy quyền thực hiện các vấn đề liên quan đến quan hệ nhân thân của người được đại diện như ủy quyền thực hiện ly hôn, ủy quyền thực hiện quyền thay đổi họ tên…); Do vậy, để tiến hành thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; hay có mặt tại Tòa án theo sự triệu tập của Tòa án; thì có thể ủy quyền đại diện thực hiện thay các hoạt động này theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

Tuy nhiên; nếu thực hiện các hoạt động vượt quá phạm vi đại diện của mình theo thỏa thuận; thì hoạt động vượt quá phạm vi thỏa thuận đó sẽ không phát sinh hiệu lực theo Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đồng ý;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết; hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

Phân chia di sản thừa kế theo di chúc

Nếu việc phân chia đã được xác định trong di chúc thì việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo di chúc.

  • Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật; thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó; hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản; thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Có được ủy quyền việc phân chia di sản thừa kế không?

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Người được ủy quyền chia di sản có được hưởng thù lao không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 657 Bộ luật Dân sự 2015, người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người những người thừa kế có thỏa thuận.

Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản?

Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Có thể trì hoãn việc chia di sản không?

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời