Yêu sách của cải trong kết hôn có bị xử phạt không?

14/10/2021
1276
Views

Xin chào Luật sư, anh trai tôi năm nay chuẩn bị đăng ký hôn. Khi 2 bên gia đình nói chuyện người lớn thì nhà gái thách cưới 500 triệu tiền xính lễ. Thêm vào đó, nhà chúng tôi phải chuẩn bị nhà riêng đứng tên chị vợ. Do điều kiện gia đình nên gia đình chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn. Tôi muốn hỏi nhà gái yêu sách của cải trong kết hôn có vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm thì họ sẽ bị xử lý như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là yêu sách của cải trong kết hôn?

Thách cưới là một phong tục có từ lâu đời và hiện vẫn còn hiện hữu trong nhiều dân tộc thiểu số. Gia đình cô gái thường yêu cầu gia đình chàng trai “lấy lễ” một số tiền, của cải mới cho kết hôn. Hiện nay, việc thách cưới diễn ra khá phổ biến chủ yếu nhằm mục đích vụ lợi.

Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng; và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.

Yêu sách của cải trong kết hôn có vi phạm pháp luật không?

 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cấm các hành vi :

“…đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

Tại khoản 12 Điều 3 Luật HNGĐ cũng  giải thích yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.

Theo quy định của pháp luật thì có thể thấy việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng; và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Việc đòi hỏi quá đáng về vật chất có thể là: như đòi bạc trắng; tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới vượt quá khả năng về kinh tế của gia đình nhà trai.

Yêu sách của cải trong kết hôn có bị xử phạt không?

Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi; uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
  2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”

Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ; cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; thì bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

Như vậy, yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng; không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “ Yêu sách của cải trong kết hôn có bị xử phạt không? ”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là cưỡng ép kết hôn?

Cưỡng ép kết hôn là dùng mọi thủ đoạn bắt buộc người khác (bên nam, bên nữ hoặc cả hai bên) phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Hành vi cưỡng ép kết hôn được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác.

Đánh vợ có bị phạt tù không?

Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Tội tổ chức tảo hôn bị xử phạt như thế nào?

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời