Xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài không có mã số thuế như thế nào?

14/10/2022
Xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài không có mã số thuế năm 2022 như thế nào?
657
Views

Theo quy định pháp luật hiện hành, từ 1/7/2022 , 100% doanh nghiệp sẽ áp dụng hoá đơn điện tử; theo đó một số quy định về hoá đơn xuất khẩu cũng có sự điều chỉnh theo. Sự điều chỉnh theo quy định của pháp luật mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vụ cung cấp dịch vụ, hàng hoá cho các công ty nước ngoài cần sớm cập nhật để việc xuất hoá đơn đảm bảo đúng quy định. Vậy quy định về thủ tục xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài không có mã số thuế hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài dùng loại hóa đơn nào?

Theo quy định Công văn số: 2054/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan, quy định về sử dụng hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu: 

“Theo thông lệ quốc tế khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại để làm thủ tục hải quan và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Hóa đơn thương mại được lập và sử dụng căn cứ vào quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 và đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nội dung theo thông lệ quốc tế.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, từ 1/7/2022, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trên toàn quốc áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định. Nghĩa là có 2 loại hóa đơn doanh nghiệp cần lưu ý là hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123, Thông tư 78 và hóa đơn thương mại quốc tế theo thông lệ quốc tế.

Thời điểm xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài

Về thời điểm xuất hóa đơn xuất khẩu, doanh nghiệp tham khảo thời điểm phát hành hóa đơn điện tử xuất khẩu theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Tại quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 13, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn GTGT đối với hàng xuất khẩu được quy định:

  • Sau khi hàng hóa đã xuất khẩu theo thực tế và có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu.
  • Sau khi hoàn thiện thủ tục cho hàng xuất khẩu đối với trường hợp người khai hải quan kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Theo đó, thời điểm lập hóa đơn GTGT đối với hàng xuất khẩu theo quy định trên là sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu. Do đó, tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu người khai hải quan chưa thể phát hành hóa đơn GTGT để nộp trong bộ hồ sơ hải quan. 

Xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài không có mã số thuế
Xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài không có mã số thuế

Cũng theo Công văn số: 2054/TCHQ-GSQL:

“Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử là thực hiện theo pháp luật Việt Nam còn hóa đơn trong thương mại quốc tế thực hiện theo thông lệ quốc tế. Thời điểm phát hành 02 loại hóa đơn này là khác nhau: hóa đơn thương mại phát hành trước khi làm thủ tục hải quan còn hóa đơn điện tử phát hành sau. Do vậy, Tổng cục Hải quan không thể hướng dẫn người khai hải quan nộp hóa đơn GTGT điện tử trong bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu để làm thủ tục hải quan.”

Xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài không có mã số thuế như thế nào?

Quy định về sử dụng hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài

Hiện nay, việc sử dụng hóa đơn xuất khẩu sẽ được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính như sau:
– Hóa đơn GTGT (theo mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ được áp dụng với các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa; hoạt động vận tải quốc tế; hoạt động xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi xuất khấu, nếu DN xuất khẩu áp dụng phương pháp khấu khấu trừ.
– Hóa đơn bán hàng (theo mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ được áp dụng với các tổ chức, cá nhân khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
– Hóa đơn bán hàng (theo mẫu số 5.3 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ áp dụng với các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào trong khi phi thuế quan với nhau, xuất khẩu ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân xuất vào khu phi thuế quan”.

Ngoài ra, với một số trường hợp đặc biệt thì quy định sử dụng hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài sẽ như sau:
– Trường hợp xuất khẩu dịch vụ phần mềm
Trong Công văn số 76605/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội, trường hợp các DN sử dụng hóa đơn GTGT, có phát sinh hoạt động xuất khẩu phần mềm cho công ty nước ngoài thì DN sẽ không lập hóa đơn GTGT cho hoạt động này. Thay vào đó, doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn thương mại khi xuất khẩu.
Việc lập hóa đơn thương mại sẽ được tiến hành theo hướng dẫn tại Khoản 7, Điều 3 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
– Trường hợp xuất khẩu tại chỗ
Tại Điều 68 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm các hoạt động sau:
+ Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 32, Nghị định 187/2013/NĐ-CP;
+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao và nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Theo đó, các hoạt động xuất khẩu trong trường hợp này sẽ sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn thương mại, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành về việc sử dụng hóa đơn.
Tóm lại, việc sử dụng hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài sẽ được áp dụng như sau:
– Nếu xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài thì xuất hóa đơn thương mại.
– Nếu bán hàng hóa vào khu chế xuất, khu phi thuế quan thì xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
– Nếu xuất nhập khẩu tại chỗ, thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, c trong Điều 86, Thông tư 38/2015/TT-BTC thì sử dụng hóa đơn thương mại.
– Nếu xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc trường hợp quy định tại Điểm b trong Điều 86, Thông tư 38/2015/TT-BTC thì sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.

Cách xuất hóa đơn xuất khẩu hàng hóa cho công ty nước ngoài

Theo đó, hóa đơn GTGT sẽ được áp dụng khi DN xuất hàng hóa vào vào khu chế xuất, khu phi thuế quan, xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc trường hợp quy định tại Điểm b trong Điều 86, Thông tư 38/2015/TT-BTC, đồng thời bắt buộc DN phải áp dụng kê khai theo phương pháp khấu trừ.
Đối với hóa đơn GTGT xuất cho các công ty nước ngoài, ngoài dòng đơn giá là chưa có thuế GTGT thì hóa đơn phải có các dòng sau: thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
Bên cạnh đó, để làm căn cứ cho Tờ khai hải quan, trên hóa đơn GTGT phải ghi thuế suất như sau:
– Dòng thuế suất thuế GTGT: 0%
– Dòng tiền thuế GTGT: 0
Lưu ý rằng:
– Chỉ khi DN bán được phép thu tiền bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật thì mới được viết đồng tiền ngoại tệ trên hóa đơn.
– Trường hợp xuất khẩu hàng ra nước ngoài, DN bán sẽ sử dụng xuất hóa đơn thương mại, xuất Phiếu xuất kho để làm căn cứ mở Tờ khai hải quan.
– Trường hợp DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sẽ chỉ  được xuất hóa đơn bằng hóa đơn bán hàng thông thường.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài không có mã số thuế năm 2022 như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về giá thuê dịch vụ thám tử liên quan đến hôn nhân, thám tử về điều tra ngoại tình… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102, hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Ngôn ngữ trên hoá đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài như thế nào?

Hóa đơn xuất khẩu thường phải sử dụng tiếng nước ngoài nên doanh nghiệp cần lưu ý quy định về ngôn ngữ. Cụ thể, nếu sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì chữ nước ngoài phải đặt bên phải và trong ngoặc đơn () hoặc ngay bên dưới dòng chữ tiếng Việt với kích thước chữ nhỏ hơn tiếng Việt.

Đơn vị tiền tệ trên hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài là gì?

Theo Điểm c, Khoản 13, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
“c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
– Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).
– Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.”

Doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn VAT cho công ty ở nước ngoài khi nào?

Doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn VAT cho công ty ở nước ngoài trong những trường hợp sau:
– Bán hàng hóa vào khu chế xuất, khu phi thuế quan;
– Hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ theo đúng quy định của Điểm b, Điều 68, Thông tư 38/2015/TT-BTC.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.