Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên công ty mới nhất

30/03/2022
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên công ty mới nhất
724
Views

Khi trên hóa đơn sai tên công ty thì bạn cần thực hiện một số thủ tục để điều chỉnh. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư 247 để biết thêm mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên công ty mới nhất nhé!

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên công ty mới nhất

Được lập với sự thỏa thuận của 2 bên bán và mua. Trong đó, điền đầy đủ các thông tin liên quan đến bên bán và bên mua gồm người đại diện, địa chỉ công ty, nội dung cũng như lý do lập hóa đơn và địa chỉ sau khi điều chỉnh của khách hàng. Lưu ý là hóa đơn cần có sự xác nhận của 2 bên kèm với hóa đơn đã lập.

Có sự xác nhận của hai bên về hóa đơn với mục đích tránh sai sót và tranh chấp về sau.

Việc lập biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên công ty khi phát hiện khi hóa đơn đã giao cho khách và đã tiến hành kê khai. Bên bán phải xuất hóa đơn điều chỉnh.

  • Sai sót thông tin tên công ty trên hóa đơn do khách hàng để ý, phát hiện.
  • Sai sót như vậy ảnh hưởng trực tiếp khi các bên tiến hành kê khai thuế theo quy định của pháp luật

Ghi cụ thể & chính xác “Thông tin liên quan đến bên bán và bên mua”.

Điền đầy đủ thông tin của cơ quan, tổ chức, tên người đại diện theo pháp luật, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế và email của cơ quan, tổ chức.

Ghi cụ thể hóa đơn gì, số hiệu bao nhiêu, ký hiệu trên hóa đơn, hóa đơn đã kê khai vào quý.

Chú ý cần chỉnh lại nội dung đã ghi sai. Cụ thể là tên công ty, tên công ty có thể là tên của bên bán hoặc bên mua.

CÔNG TY ………………….Số …./…………..CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcHà Nội, ngày … tháng … năm 20…..


BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN SAI SÓT

– Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính

– Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ tài chính

Hôm nay, ngày …. tháng … năm …, tại ……………….., chúng tôi gồm có:

Bên A: ……………………………..

Do ông: …………………….., chức vụ: ……………, làm đại diện.

Địa chỉ: ……………………………….

Điện thoại: ……………………….; Email: …………………………

Mã số thuế: …………………………

Bên B: …………………………………………….

Do ông (bà):………….. , chức vụ: ……, làm đại diện.

Địa chỉ: ………………..

Điện thoại: ……………; Email: …………………

Mã số thuế: ……………..

Hai bên thống nhất lập biên bản điều chỉnh hoá đơn GTGT số …………., ký hiệu ……… ngày …….. (đã kê khai vào kỳ …….) và lập hóa đơn điều chỉnh số ……., ký hiệu ……. ngày ……………, cụ thể như sau:

Lý do điều chỉnh: ………………………………………..

NỘI DUNG TRƯỚC KHI ĐIỀU CHỈNH:

HAI BÊN THỐNG NHẤT ĐIỀU CHỈNH LẠI ĐƠN GIÁ NHƯ SAU:


Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN AĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên công ty mới nhất

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ công ty

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Nguyên nhân cần phải lập biên bản điều chỉnh

  • Ghi sai tên công ty của người mua hoặc của người bán
  • Ghi ngắn gọn và nội dung điều chỉnh phải là tên chính xác của người mua thực tế
  • Tên doanh nghiệp của bên mua phải là tên mà họ đã đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Văn bản điều chỉnh phải lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.

Biên bản điều chỉnh hóa đơn là gì?

Biên bản điều chỉnh hóa đơn là biên bản được lập cùng với hóa đơn điều chỉnh để sử dụng khi hóa đơn có những sai sót về ngày, số tiền hàng, địa chỉ hoặc nội dung hóa đơn.

Căn cứ của điều chỉnh hóa đơn chính là việc phát hành hóa đơn. Các doanh nghiệp trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (trừ hóa đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế) thì phải lập và gửi thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trên thông báo phát hành hóa đơn phải bao gồm những thông tin: tên đơn vị phát hành hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, email, các loại hóa đơn phát hành, tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn, tên và mã số thuế của đơn vị trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử, tên và mã số thuế của đơn vị cung ứng phần mềm tự in hóa đơn; ngày lập thông báo phát hành hóa đơn, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đóng dấu đơn vị.

Trường hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng sử dụng chứng từ giao dịch kiêm hoá đơn thu phí dịch vụ tự in thì gửi Thông báo phát hành hoá đơn kèm theo hoá đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý, đăng ký cấu trúc tạo số hoá đơn, không phải đăng ký trước số lượng phát hành.

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên công ty mới nhất

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên công ty mới nhất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Biên bản điều chỉnh hóa đơn là gì?

Biên bản điều chỉnh hóa đơn là biên bản được lập cùng với hóa đơn điều chỉnh để sử dụng khi hóa đơn có những sai sót về ngày, số tiền hàng, địa chỉ hoặc nội dung hóa đơn.

Có phải đóng dấu treo lên biên bản điều chỉnh hóa đơn không?

Theo quy định của pháp luật, việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và đóng dấu được đóng lên trang đầu, đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên phụ lục.
Theo đó, đóng dấu treo là việc dùng con dấu đóng lên trang đầu và đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc là trên phụ lục kèm theo của văn bản chính.
Thông thường, tên cơ quan tổ chức thường được viết ở phía trên bên trái, trên đầu của văn bản, phụ lục nên khi đóng dấu treo, người có thẩm quyền sẽ đóng dấu lên phía trái, dấu đóng trùm lên tên của cơ quan, tổ chức, phụ lục đó.
Với tính chất của biên bản điều chỉnh hóa đơn, văn bản sẽ có hiệu lực pháp lý khi biên bản được lập dựa theo hình thức của văn bản hành chính thông thường, có chữ ký xác nhận của đại diện các bên và đóng dấu doanh nghiệp. Do vậy, với biên bản điều chỉnh hóa đơn, doanh nghiệp sẽ không cần phải đóng dấu treo lên biên bản mà chỉ cần 02 bên đóng dấu xác nhận ở cuối biên bản.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.