Xử lý như thế nào khi gây thiệt hại trong quá trình bắt giữ người phạm tội

13/02/2022
Xử lý như thế nào khi gây thiệt hại trong quá trình bắt giữ người phạm tội
600
Views

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là một tình huống mà không một ai mong muốn. Vậy nếu gây ra thiệt hại như vậy thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Xử lý như thế nào khi gây thiệt hại trong quá trình bắt giữ người phạm tội. Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên

Căn cứ pháp lý

Như thế nào là gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều 24 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội được quy định trong pháp luật hình sự cụ thể như sau:

“Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Việc bắt giữ tội phạm bằng cách sử dụng vũ lực và việc sử dụng vũ lực này là bắt buộc và cần thiết trong quá trình bắt giữ người phạm tội dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho người thực hiện tội phạm được pháp luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017) xem là hành vi phù hợp với lợi ích xã hội, không xâm phạm các quan hệ pháp luật mà Luật hình sự bảo vệ vì việc làm này không chỉ giúp cơ quan nhà nước có điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội mà còn có tác dụng phòng ngừa họ phạm tội lại. Do vậy, Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 đã được bỏ sung căn cứ pháp lý hợp pháp này để nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của xã hội. Điều 24 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 xác định rõ ràng các điều kiện cho phép sử dụng vũ lực, gây thiệt hại cho người bị bắt giữ khi bắt giữ họ.

Theo quy định của pháp luật hình sự thì hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà trong trường hợp này họ không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết mà hậu quả là gây ra thiệt hại cho người bị bắt giữ thì trường hợp thực hiện hành vi bắt giữ này không phải là tội phạm.

Nếu trong trường hợp việc gây thiệt hại do việc sử dụng vũ lực thể hiện rõ ràng là vượt quá mức cần thiết, thì người gây ra hậu quả phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà mình đã gây ra.

Điều kiện của gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội.

Cơ sở cho phép gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Cơ sở cho phép gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là có “người thực hiện tội phạm” và được phép bắt giữ. Như vậy, việc cho phép này phát sinh khi có quyền bắt giữ người thực hiện tội phạm. Chỉ khi có quyền bắt giữ người thực hiện tội phạm thì vấn đề cho phép gây thiệt hại cho người bị bắt giữ mới được đặt ra. Để xác định quyền này phải dựa vào các quy định của pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ các chủ thể có quyền bắt người trong tố tụng hình sự. Trong đó, Bộ luật xác định chủ thể là người dân chỉ có quyền bắt người trong hai trường hợp. Đó là bắt “… người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt…” (Bắt người phạm tội quả tang – Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) và bắt người đang bị truy nã (Điều 112 BLTTHS).

Bắt người phạm tội quả tang được pháp luật tố tụng hình sự quy định cụ thể tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

“Điều 111. Bắt người phạm tội quả tang

1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”.

Bắt người đang bị truy nã được pháp luật tố tụng hình sự quy định cụ thể tại Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

“Điều 112. Bắt người đang bị truy nã

1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”.

Nội dung và phạm vi của sự cho phép gây thiệt hại trong khi bất giữ người phạm tội

Khi có quyền bắt người thực hiện tội phạm (quyền bắt được thực hiện trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và bắt người đang bị truy nã được quy định tại Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) người thực hiện quyền này được phép sử dụng vũ lực để bắt và khi sử dụng vũ lực có thể gây thiệt hại cho người bị bắt. Việc gây thiệt hại này là cho phép, là hợp pháp. Tuy nhiên, sự cho phép này là có giới hạn. Cụ thể, phạm vi cho phép sử dụng vũ lực, gây thiệt hại cho người bị bắt được xác định bởi hai điều kiện:

– Việc phải sử dụng vũ lực là cách duy nhất để có thể bắt được người thực hiện tội phạm và;

– Việc sử dụng vũ lực phải trong mức độ cần thiết cho việc bắt người đó.

Để kiểm tra 2 điều kiện trên đây cần đánh giá trước hết mối tương quan giữa sự chống trả việc bắt giữ của người bị bắt giữ và khả năng bắt giữ của người bắt giữ đặt trong hoàn cảnh cụ thể.

Vượt quá mức cần thiết của gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về việc gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội. Ngoài ra Khoản 2 của Điều này cũng có quy định về những trường hợp vượt quá mức cần thiết của việc gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội và trách nhiệm của người thực hiện hành vi vượt quá này, cụ thể được quy định như sau:

“Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Đây là trường hợp mà người thực hiện việc bắt giữ người thực hiện tội phạm (bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người trong trường hợp người phạm tội đang bị truy nã) đã sử dụng vũ lực trong việc bắt giữ người nhưng vượt quá khỏi phạm vi cho phép được quy định trong luật, việc sử dụng vũ lực được thể hiện rõ ràng là vượt quá mức cần thiết cho phép trong việc bắt giữ người. Do vậy, đối với những hành vi gây thiệt hại cho người bị bắt giữ do sử dụng vũ lực không còn là hợp pháp và không được pháp luật hình sự công nhận (đã xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp và các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ). Người thực hiện hành vi gây thiệt hại này phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 về trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Tên đây là nội dung tư vấn về; “Xử lý như thế nào khi gây thiệt hại trong quá trình bắt giữ người phạm tội” . Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Quyền phòng vệ chính đáng của cá nhân chỉ phát sinh khi nào?

Quyền phòng vệ chính đáng của cá nhân chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau:
Thứ nhất, có hành vi xâm hại bất hợp pháp gây ra. Hoặc, hành vi xâm hại bất hợp pháp đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quyền hoặc lợi ích hơn pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Thứ hai, hành vi xâm hại các quyền hoặc lợi ích cần bảo vệ đang tồn tại.

Tình thế cấp thiết là gì?

Tình thế cấp thiết là tình thế của người; vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.