Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức

18/12/2021
Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2022
1115
Views

Hiện nay tình trạng cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật diễn ra không hề ít. Việc xử lý đối với cán bộ, công chức không phải lúc nào cũng nghiêm túc, đúng pháp luật. Để xử lý kỷ luật một cách hiệu quả hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ; thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

  •  Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử; phê chuẩn; bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng; Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  •   Công chức là công dân Việt Nam; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng; Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan; hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an; trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Đối với cán bộ

Có 04 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng; thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Có 04 hình thức xử lý kỷ luật gồm:  Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.

Như vậy, hiện nay chỉ có công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới bị hạ bậc lương.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Có 05 hình thức xử lý kỷ luật gồm:  Khiển trách; Cảnh cáo; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc. Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã bỏ hình thức kỷ luật “Hạ bậc lương” đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng; thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án; quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

Các hành vi bị xử lý kỷ luật

Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật gồm: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét kỷ luật.

– Quy định cụ thể mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

+ Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ , làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, đơn vị công tác.

+ Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại lớn; tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; làm giảm uy tín của cơ quan, đơn vị công tác…

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

Thời hạn: Thời hạn từ 90 ngày và trường hợp kéo dài thì được 150 ngày.

Thời hiệu:  

+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

+ 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp nêu trên;

+ Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

– Cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

– Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

– Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có sự thay đổi rất lớn. Trước đây thời hiệu xử lý kỷ luật chỉ 24 tháng; theo quy định của Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì thời hiệu xử lý là 2 năm, 5 năm; hoặc không tính thời hiệu đối với từng mức độ vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật được quy định ở đâu?

– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

Công chức giữ chức vụ quản lý cơ quan, đơn vị ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật

– Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức

– Tổ chức họp kiểm điểm;
– Thành lập Hội đồng kỷ luật;
– Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.