Hiện nay, hành vi ăn cắp điện đang được diễn ra phổ biến với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Theo đó, khi phát hiện hành vi ăn cắp điện, tùy theo từng trường hợp mà pháp luật sẽ quy định các khung hình phạt xử lý khác nhau. Vậy Xử lý hành vi ăn cắp điện ra sao theo quy định? Mức phạt tiền đối với hành vi ăn cắp điện là bao nhiêu? Hành vi ăn cắp điện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Các hình thức xử lý đối với hành vi ăn cắp điện bao gồm những hình thức gì? Bài viết “Xử lý hành vi ăn cắp điện ra sao theo quy định pháp luật?” sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là ăn cắp điện
Ăn cắp điện (hay Trộm cắp điện) là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác.
Các hình thức xử lý đối với hành vi ăn cắp điện
Tại khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động điện lực có thời hạn; đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn.
Xử lý hành vi ăn cắp điện ra sao theo quy định?
Vậy Xử lý hành vi ăn cắp điện ra sao theo quy định? Căn cứ theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, hành vi ăn cắp điện bị xử phạt hành chính như sau:
8. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:
a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
9. Khi phát hiện hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 8 Điều này.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 8 và khoản 9 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này;
d) Buộc đầu tư và duy trì hoạt động bình thường của các thiết bị thông tin liên lạc, SCADA/EMS/DMS, đo đếm điện năng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 7 Điều này.”.
Như vậy, tùy vào tội danh và mức xử phạt sẽ có các hình thức xử phạt phù hợp, phạt bổ sung và cả biện pháp khắc phục hậu quả.
Xử lý hành vi ăn cắp điện ra sao theo quy định pháp luật hình sự?
Vậy Xử lý hành vi ăn cắp điện ra sao theo quy định pháp luật hình sự? Trộm cắp điện nếu từ 20.000 kWh trở lên; thì có thể bị đi tù vì Tội trộm cắp tài sản; và mức hình phạt sẽ tương ứng với hành vi phạm tội. Theo Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về khung hình phạt Tội trộm cắp tài sản như sau:
Khung 1
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Khung 2
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung 4
4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài bị phạt tù với các mức trên; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy. trả lời cho câu hỏi xử lý hành vi ăn cắp điện ra sao theo quy định pháp luật hình sự, hành vi trộm cắp điện, câu trộm điện; sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt cao nhất có thể lên đến từ 12 năm đến 20 năm; khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Pháp luật có bắt buộc trả lương cho người lao động bằng tiền Việt Nam không?
- Hợp đồng lao động được chấm dứt khi nào?
- Gọi 2 cuộc điện thoại quảng cáo cho một số điện thoại trong vòng 24 giờ được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Xử lý hành vi ăn cắp điện ra sao theo quy định?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ làm thủ tục đổi tên căn cước công dân, dịch vụ xin trích lục ghi chú kết hôn, dịch vụ xin giấy xác nhận độc thân, hoặc vấn đề về quản lý cây xanh đô thị hà nội… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, người dân sẽ bị phạt tiền từ 4-10 triệu đồng với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1 triệu đồng; phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng.
Căn cứ Điều 44 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
– Trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
– Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, nếu trường hợp trộm điện từ 20.000 kWh trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 8 và khoản 9 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;