Xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, phải làm sao?

16/05/2023
Xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, phải làm sao?
231
Views

Pháp luật lao động hiện nay quy định ngoài những ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ tết thì người lao động sẽ còn được hưởng thêm từ 12 đến 16 ngày nghỉ phép trong một năm. Tuy nhiên trên thực tế nhiều trường hợp người lao động xin nghỉ phép nhưng phía bên người sử dụng lao động không đồng ý. Vậy theo quy định khi xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, phải làm sao? Và trong trường hợp này, người sử dụng lao động có bị xử phạt hay không? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247‘ tìm hiểu về quy định pháp luật này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Pháp luật quy định về quyền của người lao động như thế nào?

Khi tham gia vào quan hệ lao động, việc thỏa thuận những nội dung trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động là không thể thiếu. Đồng thời, pháp luật lao động hiện hành cũng có quy định về những quyền và nghĩa vụ của người lao động. Chi tiết, căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của người lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

e) Đình công;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, phải làm sao?

Theo đó, người lao động có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên. Trong đó có quyền nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

Xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, phải làm sao?

Theo quy định nêu trên thì người lao động có quyền được nghỉ phép. Tuy nhiên, trên thực tế xuất hiện nhiều tường hợp xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của mình nhờ các cách sau:

Cách 1. Khiếu nại

Căn cứ Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động phải thực hiện khiếu nại lần lượt như sau:

– Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.

+ Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc.

+ Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

– Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

+ Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.

+ Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc.

+ Thời hạn giải quyết:  45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.

Cách 2. Tố cáo

Người lao động có thể tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty.

Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018).

Trong quá trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Từ chối yêu cầu nghỉ phép của nhân viên, công ty có bị phạt?

Khi tham gia vào quan hệ lao động, các bên sẽ thực hiện ký kết hợp đồng lao động, trong hợp đồng có quy định về những quyền lợi và nghĩa vụ của bên người lao động và người sử dụng lao động cần phải tuân thủ, trong đó có thỏa thuận về thời gian nghỉ phép năm, khi làm đủ năm thì người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định. Chi tiết theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu làm đủ năm cho doanh nghiệp, người lao động có quyền nghỉ phép năm với số ngày như sau:

– 12 ngày làm việc: Người làm việc trong điều kiện bình thường.

– 14 ngày làm việc: Người chưa thành niên, người khuyết tật, người việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– 16 ngày làm việc: Người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra, người lao động còn được tăng thêm 01 ngày phép/năm nếu đã làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng lao động (theo Điều 114 Bộ luật Lao động).

Về việc sắp xếp thời gian nghỉ phép năm, khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động chỉ quy định:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Theo quy định này, người lao động phải quy định lịch nghỉ hằng năm nhưng trước đó buộc phải tham khảo ý kiến của người lao động. Căn cứ vào lịch nghỉ hằng năm mà người sử dụng lao động thông báo, người lao động sẽ thu xếp công việc để tận dụng quyền nghỉ phép của mình.

Trường hợp không cho người lao động nghỉ phép năm theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, phải làm sao?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo đơn xin hợp thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Chế độ nghỉ phép đối với viên chức làm việc ở khu vực biên giới, miền núi, hải đảo,… như thế nào?

Đối với những viên chức mà phải làm việc ở biên giới, miền núi, vùng sâu, hải đảo, vùng xa hay trường hợp đặc biệt khác thì có thể được gộp 2 năm về số ngày nghỉ phép vào để được nghỉ 1 lần hoặc 3 năm nghỉ 1 lần nhưng cần có sự đồng ý từ người đứng đầu tại đơn vị sự nghiệp công lập

Chế độ nghỉ đối với người lao động chưa làm việc đủ 12 tháng như thế nào?

Theo quy định, Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Quyền lợi của người lao động khi hưởng nghỉ phép là gì?

Người lao động có ngày nghỉ phép năm chưa nghỉ hết có thể được tính gộp lại và được quy đổi thành tiền nếu NLĐ không nghỉ hoặc nghỉ chưa hết
Người lao động được ứng tiền lương của những ngày nghỉ phép
Nếu thời gian đi đường (tính cả chiều đi và chiều về) nhiều hơn 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm 1 ngày phép cộng thêm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.