Xin đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ở cơ quan nào?

05/09/2022
Xin đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ở cơ quan nào
545
Views

Bạn muốn nhập khẩu giống thủy sản để kinh doanh nhưng không biết xin đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ở cơ quan nào? Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản có những giấy tờ gì? Trình tự cấp phép nhập khẩu giống thủy sản mới nhất 2022 được thực hiện như thế nào? Tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật thủy sản 2017

Nghị định 26/2019/NĐ-CP

Thế nào là giống thủy sản?

Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. (khoản 9 Điều 3 Luật Thủy sản 2017)

Điều kiện nhập khẩu giống thủy sản

Theo Khoản 3 Điều 27 Luật thủy sản 2017 quy định điều kiện cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản, cụ thể: Được nhập khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP).

Như vậy, bạn muốn nhập khẩu giống thủy sản và Việt Nam thì bạn chỉ được nhập khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Nếu bạn muốn nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.

Xin đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ở cơ quan nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định nhập khẩu giống thủy sản như sau:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.

Như vậy, doanh nghiệp anh/chị cần phải nộp hồ sơ xin cấp phép nhật khẩu giống cá chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam tại Tổng cục Thủy sản để cấp phép nhập khẩu.

Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản có những giấy tờ gì?

Theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản như sau:

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản gồm:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);

c) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học);

d) Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).

Theo đó, doanh nghiệp anh/chị cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên để xin cấp phép nhập khẩu giống thủy sản.

Trình tự cấp phép nhập khẩu giống thủy sản mới nhất 2022

Xin đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ở cơ quan nào
Xin đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ở cơ quan nào

Trình tự cấp phép nhập khẩu giống thủy sản được quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản, (có hiệu lực 25/04/2019), như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

Bước 2: nộp hồ sơ
 – Cơ quan nhận hồ sơ: Tổng cục Thủy sản
 – Hình thức nộp hồ sơ:

+ nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính: các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp có đóng dấu của cơ sở. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

+ nộp qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax): các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Bước 3: Cấp gia hạn giấy phép nhập khẩu thủy sản

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 06.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; trường hợp không cấp phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

Bước 4: Tổng cục Thủy sản thực hiện giám sát hoặc có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm thực hiện giám sát.

Lưu ý: Khi phát hiện giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu:

a) Thành phần đoàn kiểm tra bao gồm: Tổng cục Thủy sản và đơn vị liên quan;

b) Nội dung kiểm tra như sau: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, môi trường, an toàn sinh học liên quan đến giống thủy sản và năng lực thực thi của cơ quan quản lý tại nước xuất khẩu; điều kiện bảo đảm chất lượng, môi trường, an toàn sinh học tại cơ sở sản xuất, xuất khẩu giống thủy sản vào Việt Nam;

c) Thông báo, công khai kết quả kiểm tra và quyết định biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Xin đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ở cơ quan nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xuất khẩu giống thủy sản nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định, hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000,
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng, trường hợp không đủ điều kiện để thả lại môi trường sống của chúng thì tiêu hủy.

Thời gian cấp giấy phép nhập khẩu giống thủy sản là bao lâu?

Theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 06.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

Khi phát hiện giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học thì xử lý như thế nào?

Theo quy định, Khi phát hiện giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu:
a) Thành phần đoàn kiểm tra bao gồm: Tổng cục Thủy sản và đơn vị liên quan;
b) Nội dung kiểm tra như sau: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, môi trường, an toàn sinh học liên quan đến giống thủy sản và năng lực thực thi của cơ quan quản lý tại nước xuất khẩu; điều kiện bảo đảm chất lượng, môi trường, an toàn sinh học tại cơ sở sản xuất, xuất khẩu giống thủy sản vào Việt Nam;
c) Thông báo, công khai kết quả kiểm tra và quyết định biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.