Xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng mới nhất thế nào?

30/11/2023
Xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng mới nhất
341
Views

Xét tuyển đặt cách được hiểu đơn giản là những người đáp ứng những điều kiện nhất định cho nên chỉ cần xét tuyển mà không cần thi tuyển để vào làm việc tại một cơ quan, tổ chức. Từ đó có thể suy ra rằng xét tuyển đặt cách giáo viên hợp đồng là xét tuyển những giáo viên đã ký hợp đồng làm việc trước đó trở thành giáo viên chính thức tại một đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy quy định về xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng mới nhất như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Viên chức 2010;
  • Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

Biên chế giáo viên là gì?

Theo quy định pháp luật hiện hành, chỉ có cán bộ, công chức mới có biên chế còn viên chức thì không có biên chế. Vì hiện nay, chưa có quy định pháp luật nào định nghĩa hay khẳng định giáo viên có biên chế mà chỉ có sự suy ra từ quy định pháp luật.

Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Không giống cán bộ, công chức có chế độ biên chế mà viên chức nói chung và giáo viên nói riêng không có chế độ biên chế. Việc gọi biên chế giáo viên chỉ là cách để mọi người gọi giáo viên là viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài ra, trước đây chỉ có khoản 2 Điều 2 Nghị định 71/2003/NĐ-CP có đề cập đến biên chế sự nghiệp:

“Biên chế sự nghiệp là số người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật.”

Tuy nhiên, hiện nay, văn bản này đã hết hiệu lực và văn bản thay thế không còn đề cập đến vấn đề này nữa.

Do đó, căn cứ các quy định trên, có thể hiểu biên chế của giáo viên là chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa giáo viên là viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, theo quy định hiện nay, không phải giáo viên là viên chức nào cũng được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Đồng nghĩa, không phải giáo viên nào cũng được hưởng “biên chế suốt đời”.

Trường hợp nào giáo viên được hưởng biên chế suốt đời?

Nhiều người cho rằng giáo viên được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là được vào biên chế suốt đời. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành về cán bộ, công chức, viên chức đã thắt chặt hơn quy định về vấn đề này. Theo đó, pháp luật hiện hành quy định chỉ có một số trường hợp mới được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Theo khoản 2 Điều 25 Luật viên chức 2010, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định rõ 3 trường hợp vẫn được ký hợp đồng dài hạn, tức là vẫn được hưởng chính sách “viên chức suốt đời”.

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

  • Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
  • Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019;
  • Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, giáo viên đã được tuyển dụng trước 1.7.2020 vẫn sẽ được hưởng “viên chức suốt đời”. Ngoài ra, những giáo viên tuyển dụng sau 1.7.2020 nhưng công tác ở các vùng khó khăn cũng vẫn được hưởng chính sách này.

Còn giáo viên mới được tuyển dụng từ ngày 1.7.2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Như vậy, không còn hợp đồng không xác định thời hạn và bên chế sẽ không còn sự ổn định suốt đời với giáo viên nữa.

Xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng mới nhất
Xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng mới nhất

Xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng mới nhất

Xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, trong đó nhiều nhất là những giáo viên. Để được xét tuyển đặt cách, giáo viên phải đáp ứng những điều kiện luật định để không phải thi tuyển. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về những điều kiện được xét tuyển đặt cách đối với giáo viên.

Điều kiện để được xét tuyển đặc cách viên chức là giáo viên

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì giáo viên hợp đồng có thể được xét đặc cách vào viên chức ngành giáo dục (không qua thi tuyển) khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Điều 13. Tiếp nhận vào làm viên chức

1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức đối với các trường hợp sau:

a) Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các đối tượng quy định tại khoản này), gồm:

Người đang là cán bộ, công chức cấp xã;

Người đang ký hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật;

Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

Người đang làm việc tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;

Người đang làm việc trong các tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

b) Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các ngành nghề truyền thống.

c) Người đã từng là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.”

Căn cứ vào theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xem xét tiếp nhận giáo viên hợp đồng vào viên chức không qua thi tuyển.

Như đã đề cập, từ ngày 1/7/2020 sẽ không còn tuyển giáo viên vào biên chế nhà nước trừ 03 trường hợp ngoại lệ.

Vì vậy, năm 2023, giáo viên hợp đồng muốn được xét vào biên chế nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Đủ điều kiện để được xét tuyển đặc cách viên chức theo quy định tại Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP;
  • Giáo viên được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc giáo viên là viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020;
  • Trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng mới nhất. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như mẫu trích lục kết hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên là viên chức hay công chức?

Trước hết, để xét giáo viên là công chức hay viên chức, chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm công chức là gì và viên chức là gì.
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, công chức là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau đây:
– Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
Còn viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Từ quy định này, có thể thấy, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan nêu trên.
Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các Bộ. Về lĩnh vực giáo dục, có thể kể đến một số trường như:
– Trường Đại học Luật TP. HCM.
– Trường đại học sư phạm Hà Nội.
– Viện nghiên cứu cao cấp về Toán…
Quy định về giáo viên thì theo khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…
Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng nghĩa với đó, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.

Giáo viên dạy hợp đồng có phải viên chức không?

Hiện nay, bên cạnh giáo viên là người ký hợp đồng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thì còn có giáo viên thực hiện hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập (hay thường gọi là giáo viên hợp đồng). Quan hệ lao động ở đây gồm các bên:
– Giáo viên là người lao động.
– Đơn vị sự nghiệp công lập là người sử dụng lao động.
Đây là quan hệ lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động mà không thuộc trường hợp quy định của Luật Viên chức. Do đó, giáo viên hợp đồng là người lao động, không phải viên chức.

Hiệu trưởng tại các trường công lập có còn là công chức không?

Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức bao gồm cả người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
Tuy nhiên, sau khi Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, khái niệm công chức đã bị sửa đổi, bổ sung. Theo đó, đối tượng quản lý, lãnh đạo trong đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức.
Đồng nghĩa, Hiệu trưởng tại các trường công lập hiện nay không còn là công chức. Tuy nhiên, mặc dù không còn là công chức nhưng hiệu trưởng tại các trường công vẫn tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách về công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.