Hiện nay khi tham gia giao thông không khó để chúng ta bắt gặp những xe chở hàng hóa. Trong đó, có những xe chở hàng hóa rất nhiều, gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người khác. Vậy xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luatsu247 tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Cơ sở pháp lí
Thông tư 46/2015/TT-BGTVT
Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông như thế nào?
Căn cứ theo Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ như sau:
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy. Không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất. Theo quy định, mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
- Đối với xe thô sơ. Không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.
Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự. Việc xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định bị phạt tiền. Cụ thể, họ có thể bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác. Việc xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển rất nguy hiểm. Để đảm bảo cho mọi người tham gia giao thông an toàn, hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Những hành vi khác có mức phạt tương đương
Thứ nhất, đối với hành vi của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự. Những hành vi có mức phạt tương đương bao gồm:
- Chở theo từ 03 người trở lên trên xe.
- Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
- Dừng xe, đỗ xe trên cầu.
- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Những hành vi nêu trên có thể bị phạt từ 400.00 đồng đến 600.000 đồng theo Điều 6 Nghị định 100/2019.
Thứ hai, đối với hành vi của người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác. Việc xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, những hành vi phổ biến có mức phạt tương đương với hành vi trên bao gồm:
- Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định.
- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước.
- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép.
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường.
Trên đây là những hành vi phổ biến được liệt kê. Bên cạnh đó còn có những hành vi khác được quy định tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt dành cho các hành vi trên là từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ bị xử phạt ra sao?
Điểm b Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
” 7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Các hình thức nộp phạt vi phạm hành chính
Những chủ thể khi nộp phạt vi phạm hành chính có thể chọn một trong các cách sau đây:
Nộp online (đối với quy định xử phạt vi phạm giao thông) thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.
Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại. Nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt (Đối với trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.
Có thể nộp phạt vi phạm hành chính nhiều lần được không?
Căn cứ theo Nghị đinh 81/2013/NĐ-CP, trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
Có thể bạn quan tâm
- Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động cản trở giao thông xử lý thế nào?
- Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Lỗi vượt xe bên phải của xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền
- Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luatsu247 về bài viết Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn bị xử phạt bao nhiêu tiền? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn, vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm.
– Công an viên.
– Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
– Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.
Hành vi trên có thể bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.