Xe ô tô không lắp camera hành trình bị phạt bao nhiêu?

11/01/2022
Xe ô tô không lắp camera hành trình bị phạt bao nhiêu?
777
Views

Chào Luật sư! Tôi vừa mua một chiếc ô tô cũ của bạn tôi để lại. Tuy nhiên, hiện tại, chiếc xe đã bị hỏng phần camera hành trình. Vậy theo luật định, việc không có camera hành trình thì có vi phạm luật giao thông không? Xe ô tô không lắp camera hành trình bị phạt bao nhiêu? Hi vọng Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bắt buộc lắp camera hành trình với những loại xe nào?

Theo khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, những loại xe sau đây sẽ bắt buộc phải lắp camera hành trình:

1 – Ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên.

2 – Ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo. 

Lộ trình lắp camera hành đã được Nghị định 10/2020 đặt ra đến trước ngày 01/7/2021. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh nên tại Nghị quyết 66/NQ-CP năm 2021, Chính phủ đã quyết định lùi thời điểm xử phạt lỗi không lắp camera hành trình đối với các loại xe trên đến hết ngày 31/12/2021.

Từ ngày 01/01/2022, nếu chưa lắp camera hành trình, xe kinh doanh chờ khách từ 9 chỗ và xe kinh doanh chở hàng bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, Nghị định 10/2020 cũng yêu cầu camera được lắp phải đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo:

– Tối thiểu 24 giờ gần nhất: Hành trình có cự ly ≤ 500 km.

– Tối thiểu 72 giờ gần nhất: Hành trình có cự ly > 500 km.

Xe ô tô không lắp camera hành trình bị phạt bao nhiêu?

Ngoài các mức phạt như người say rượu lái xe gây tai nạn, lỗi không có biển số đối với xe ô tô… Từ năm 2022, nếu thuộc diện phải lắp camera hành trình mà không thực hiện thì cả người điều khiển ô tô và đơn vị kinh doanh vận tải đều sẽ bị xử phạt. Cụ thể mức phạt như sau:

Ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên

  • Lái xe: 01 – 02 triệu đồng (điểm p khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
  • Đơn vị kinh doanh vận tải: Cá nhân: 05 – 06 triệu đồng; Tổ chức: 10 – 12 triệu đồng (điểm o khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo

  • Lái xe: 01 – 02 triệu đồng (điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
  • Đơn vị kinh doanh vận tải: Cá nhân: 05 – 06 triệu đồng; Tổ chức: 10 – 12 triệu đồng (điểm o khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Nộp phạt vi phạm giao thông như thế nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông

Đây là hình thức nộp phạt đơn giản và thuận tiện nhất với người vi phạm. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Nộp phạt tại ngân hàng thương mại

Để tạo thuận tiện cho người dân, hiện có một số ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt. Theo điểm a, khoản 1, Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.

Các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu được viết trong biên bản xử phạt, trong đó có thể kể tên một số ngân hàng như: Vietcombank; Vietinbank; BIDV; Agribank; MB…

Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Theo đó, người dân có thể ngồi tại nhà, tra cứu trên đó sẽ thấy các trường thông tin và sẽ nhập thông tin xử phạt hành chính của mình vào. Cụ thể, để có thể nộp phạt, người dân nhập số biên bản xử phạt hành chính, thời gian vi phạm, họ tên người vi phạm, biển số xe. Sau khi nhập các thông tin trên sẽ ra quyết định xử phạt.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Xe ô tô không lắp camera hành trình bị phạt bao nhiêu? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ đăng ký thay đổi màu sơn xe máy, ô tô… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

CSGT có quyền được yêu cầu dừng xe biển xanh không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA :
CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, CSGT được kiểm soát phương tiện; giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người; giấy tờ của người điều khiển phương tiện và người trên phương tiện đang kiểm soát. Đặc biệt là khi CSGT có quyền được yêu cầu dừng xe biển xanh và biển đỏ.

CSGT có quyền được yêu cầu dừng xe biển xanh không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA :
CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, CSGT được kiểm soát phương tiện; giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người; giấy tờ của người điều khiển phương tiện và người trên phương tiện đang kiểm soát. Đặc biệt là khi CSGT có quyền được yêu cầu dừng xe biển xanh và biển đỏ.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.