Bạn mượn xe xong đem đi cầm cố thì phải xử lý như thế nào?

11/01/2022
Bạn mượn xe xong đem đi cầm cố thì phải xử lý như thế nào?
1100
Views

Hành vi mượn xe sau đó đi cầm cố là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tế, có nhiều trường hợp mượn tài sản của người khác; nhưng không trả lại cho chủ sở hữu mà có hành vi cầm cố khi chưa có sự đồng ý. Do đó, mọi người cần hiểu biết rõ các vấn đề pháp lý trong trường hợp mượn xe rồi đem cầm cố này. Để hiểu rõ hơn vấn đề này hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết; “Bạn mượn xe xong đem đi cầm cố thì phải xử lý như thế nào?” sau đây

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Trách nhiệm của bạn mượn xe xong mang đi cầm cố?

Căn cứ Điều 494 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng mượn tài sản:

“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền; bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

……………..

Bạn mượn xe xong đem đi cầm cố thì bị phạt thế nào?

Nếu quá hạn mà người bạn không giao trả chiếc xe hoặc có dấu hiệu của việc bỏ trốn; thì bạn cần trình báo vấn đề này với cơ quan công an. Khi đó người bạn này có thể bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; được quy định tại điều 175 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Đối với chủ tiệm cầm đồ, do xe máy là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu; mà chủ tiệm lại nhận cầm cố chiếc xe của bạn từ 1 người khác nên đây là giao dịch dân sự vô hiệu. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; thì chủ tiệm cầm đồ sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; nếu nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác; nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố.

Hành vi bạn mượn xe xong mang đi cầm cố cấu thành tội gì?

Căn cứ vào biểu hiện của các hành vi do người phạm tội thực hiện; thì cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 BLHS 2015

Yếu tố cấu thành tội bạn mượn xe xong đem đi cầm cố

  • Chủ thể: người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự.
  • Khách thể: Khách thể bị xâm phạm là quan hệ sở hữu.
  • Mặt khách quan:

Hành vi bao gồm các giai đoạn: người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua mượn xe của chủ sở hữu. Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

Hậu quả: người thực hiện hành vi đã chiếm đoạt được tài sản và đem đi cầm cố. Người phạm tội chiếm đoạt được chiếc xe có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu xe có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.

  • Mặt chủ quan: người phạm tội biết hành vi của mình là sai trái; vi phạm quy định của luật nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi; và mong muốn hậu quả xảy ra là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt được chiếc xe.

Bạn mượn xe xong đem đi cầm cố thì có lấy lại được không?

Một người phải có hành vi gian dối đối với chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền quản lý, sử dụng tài sản để chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp của bạn, hành vi gian dối được xác định là việc người bạn của bạn nói rằng “cho mượn xe để…”, nhưng trên thực tế lại lấy chiếc xe đó để cầm cố lấy tiền tiêu xài riêng. Hành vi này chính là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để có thể lấy lại được xe của mình, bạn có thể làm đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bạn này đến cơ quan công an huyện/quận nơi xảy ra hành vi phạm tội. Tức là nơi mà người bạn của bạn hỏi mượn xe của bạn, chính là địa điểm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do đó, khi phát hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; bạn làm đơn tố cáo đến cơ quan công an thì sẽ lấy lại được tài sản của mình mà không phải mất khoản tiền nào. Án phí hình sự sơ thẩm sẽ do người bị kết án là người phải chịu. 

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Bạn mượn xe xong đem đi cầm cố thì phải xử lý như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựdịch vụ luật sư khởi kiện tranh chấp dân sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hướng xử lý khi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Khi phạm tội này, người phạm tội phải chịu các hình phạt chính về trách nhiệm hình sự và ngoài ra còn một số hình phạt bổ sung.
Hình phạt chính là phạt tù. Các khung hình phạt được xác định phụ thuộc vào từng mức độ nghiêm trọng và hành vi của người phạm tội mà xác định.
Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung như phạt tiền, tịch thu tài sản hay bị cấm hành nghề…

Mượn xe máy nhưng không trả thì bồi thường thế nào?

Căn cứ theo quy định của pháp luật, hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản, yêu cầu bồi thường thiệt hại về thu nhập thực tế bị mất do hành vi xâm phạm gây ra, tuy nhiên bạn cần phải chứng minh được mức thiệt hại thực tế mà bạn bị mất về hành vi xâm phạm đó.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.