Cách xin nghỉ làm sớm để về quê ăn Tết kịp cách ly

12/01/2022
2 cách xin nghỉ làm sớm để về quê ăn Tết kịp cách ly
837
Views

Chỉ còn vài tuần nữa là đến tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, tết đến là dịp để gia đình sum vầy. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh Covid – 19 ở nước ta hiện nay vẫn đang diễn biến phức tạp, do đó nhiều địa phương có yêu cầu người dân trở về từ điểm nóng Covid-19 phải cách ly y tế. Vậy làm thế nào để xin nghỉ làm sớm về quê cho kịp cách ly? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu về cách xin nghỉ làm sớm để về quê ăn Tết kịp cách ly, qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cách 1. Gộp phép hằng năm để nghỉ Tết sớm

Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm đủ năm cho một người sử dụng lao động sẽ có số ngày nghỉ hằng năm như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề; công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Như vậy, tính ra mỗi năm, người lao động sẽ có từ 12 – 16 ngày phép nếu làm đủ năm. Thậm chí nếu đã gắn bó đủ 05 năm, người lao động còn được cộng thêm 01 ngày phép (theo Điều 114 Bộ luật Lao động).

Riêng trường hợp làm việc chưa đủ năm thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động; sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.

Do đó, người lao động có thể thỏa thuận với doanh nghiệp để nghỉ gộp phép vào dịp Tết này để kéo dài kì nghỉ, về quê cho sớm.

Đặc biệt, với cách nghỉ gộp phép này, người lao động dù nghỉ làm nhưng vẫn sẽ được nhận đủ lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.Vì vậy, nếu năm ngoái còn dư phép, người lao động có thể tận dụng để nghỉ vào dịp Tết này. Trường hợp đã nghỉ hết phép năm trước; người lao động cũng có thể thỏa thuận nghỉ trước phép của năm tới; để về quê cho kịp cách ly theo yêu cầu của địa phương.

Cách 2. Xin nghỉ không hưởng lương để về quê trước

Ngoài quyền lợi về nghỉ phép năm, người lao động cũng được nghỉ việc riêng, xin nghỉ không hưởng lương. Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động đã nêu rõ:

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo đó, ngoài các trường hợp được nghỉ khi gia đình có hiếu hỉ; người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Vì vậy, nếu phải cách ly khi về quê ăn Tết, người lao động cần chủ động đề nghị nghỉ không lương để thu xếp trở về cho sớm để kịp hoàn thành cách ly ngay trước Tết Nguyên đán.

Trường hợp này, người lao động dù không được tính lương của những ngày nghỉ trước nhưng người đó hoàn toàn có thể xin tạm ứng lương trước để có thêm tiền trang trải dịp Tết (căn cứ khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động năm 2019).

Lưu ý, cách nghỉ sớm này bắt buộc phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động, nếu không, người lao động sẽ bị coi là tự ý nghỉ bỏ việc.

Trường hợp tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc cộng dồn trong tháng, người lao động có thể bị xử lý kỷ luật sa thải (theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động).

Còn nếu bỏ việc 05 ngày làm việc liên tục, doanh nghiệp sẽ được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho người lao động biết (theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động).

Có thể bạn quan tâm: 03 khoản tiền người lao động được nhận dịp Tết 2022

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Cách xin nghỉ làm sớm để về quê ăn Tết kịp cách ly. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về cách ly đối với tỉnh Thừa Thiên – Huế

Người đến/trở về từ các địa phương ngoại tỉnh có mức độ dịch cấp độ 3 (vùng cam); và cấp độ 4 (vùng đỏ): Thực hiện cách ly tại nhà nơi; hoặc lưu trú tối thiểu 14 ngày kể từ khi về đến địa phương; xét nghiệm 3 lần vào các ngày thứ 1, ngày thứ 7; và ngày thứ 14 kể từ ngày tới bằng test nhanh kháng nguyên; hoặc phương pháp RT-PCR nếu như người đó chưa tiêm vắc-xin Covid-19.

Quy định về cách ly đối với Vĩnh Phúc

Đối với người đến/về từ địa bàn có dịch (cấp độ 4 hoặc vùng phong tỏa); người tiếp xúc gần (F1) nếu tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19; (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử; hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp); liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 6 tháng; hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng; tính đến thời điếm được xác định là đối tượng F1; (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19): Thực hiện cách ly y tế 7 ngày tại nhà/nơi lưu trú; (nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú); tự theo dõi sức khoẻ trong 7 ngày tiếp theo.

Quy định về cách ly đối với Quảng Trị 

Đối với người về từ “vùng đỏ” phải cách ly tập trung tối thiểu 7 ngày; và cách ly tại nhà 7 ngày tiếp theo. Người đã khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng; về từ “vùng đỏ” thì cách ly tại nhà 14 ngày.
Đối với người chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều về từ “vùng vàng”; thì cách ly tại nhà 7 ngày; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.