Xe máy đi ngược chiều gây tai nạn xử phạt như thế nào?

12/10/2021
Xe máy đi ngược chiều gây tai nạn xử phạt như thế nào?
741
Views

Hiện nay tình trạng xe máy vi phạm giao thông với hành vi đi ngược chiều vẫn tiếp diễn; nghiêm trọng hơn nhiều trường hợp đi ngược chiều còn gây tai nạn giao thông. Vậy hiện nay theo quy định thì xe máy đi ngược chiều gây tai nạn xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Xe máy đi ngược chiều gây tai nạn xử phạt như thế nào

Xử phạt hành chính xe máy đi ngược chiều gây tai nạn

Xử phạt hành chính xe máy đi ngược chiều gây tai nạn; có thể bị xử phạt như sau theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy đi ngược chiều hoặc xe gắn máy; thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều; đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên ;đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Đối với ô tô thì mức xử phạt có thể lên đến 3.000.000- 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện; còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe; từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại điều b khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Người điều khiển xe máy đi ngược chiều gây tai nạn; còn phải bồi thường thiệt hại tùy theo mức độ hành vi gây ra.

Điều 601 Bộ Luật dân sự 2015; quy định về việc bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu; sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Truy cứu trách nhiệm hình sự xe máy đi ngược chiều gây tai nạn

Trường hợp xe máy đi ngược chiều gây tai nạn cho người khác với mức độ nghiêm trọng; hoặc gây tử vong cho người khác; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo điều 270 Bộ Luật hình sự 2015; về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

Mức phạt tù cao nhất; với hành vi xe máy đi ngược chiều gây tai nạn giao thông là từ 7- 15 năm tù.

Điều khiển xe ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu?

Điểm a Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm:

Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

……”

Bên cạnh đó, lỗi đi ngược chiều trên đường cao tốc đối với xe ô tô ; còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng; theo Điểm a Khoản 1 Điều 82 của Nghị định; thì khi vi phạm hành vi trên người có thẩm quyền xử phạt; được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Người đi bộ bị xử phạt vi phạm giao thông khi nào?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Xe máy đi ngược chiều gây tai nạn xử phạt như thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xe đạp điện đi ngược chiều phạt bao nhiêu?

Theo Điểm c Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;
Như vậy trường hợp bạn điều khiển xe đạp điện mà đi ngược chiều thì có thể bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Ô tô chạy quá tốc độ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. Theo đó, hành vi lái xe quá tốc độ đối với ô tô bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Nộp tiền bằng hình thức chuyển khoản được không?

Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP) quy định về hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt như sau:
Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt bằng hình thức sau:
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Trả lời