Tôi kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô. Do mới kinh doanh nên hôm trước khi trở khách đi du lịch, tôi không biết về việc phải lập danh sách hành khách. Tôi có bị cảnh sát giao thông xử phạt với lỗi không mang theo danh sách hành khách, như vậy có đúng không? Tôi và phía bên khách hàng có ký hợp đồng vận chuyển hành khách đến khu du lịch. Vậy nếu không mang danh sách hành khách khi thì bị phạt như thế nào? Mong luật sư giải đáp.
Xe ô tô khi kinh doanh vận tải hành khách cần tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh cũng như quy định về tham gia giao thông. Một trong những vấn đề đáng quan tâm chính là việc mang theo danh sách hành khách khi xe khách ký hợp đồng vận tải với khách hàng tham gia giao thông. Vậy cụ thể quy định này như thế nào? Nếu không mang theo danh sách hành khách khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Xe khách có phải mang theo danh sách hành khách hay không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 47/2022/NĐ-CP
- Nghị định 10/2020/NĐ-CP
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Xe khách có phải mang theo danh sách hành khách hay không?
Quy định về việc kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng
Theo Điều 3, Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau về việc kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô:
-Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
Trong đó, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng:
a) Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe;
b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm;
c) Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
– Hợp đồng vận chuyển phải được đàm phán và ký kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
– Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe
a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe); chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết;
b) Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;
c) Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;
d) Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
Quy định về việc mang theo danh sách hành khách khi tham gia giao thông
Tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng như sau:
Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau:
a) Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
b) Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
c) Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;
d) Lái xe không phải áp dụng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới.
Theo trường hợp của bạn thì bạn với bên khách hàng ký hợp đồng vận chuyển hành khách tới địa điểm du lịch. Do đó đây là trường hợp Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định, theo quy định trên, bắt buộc bạn phải có danh sách hành khách trên xe khi tham gia giao thông.
Xe khách không mang danh sách hành khách thì bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điểm h Khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ, theo đó:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy;
…..
h) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng bằng văn bản giấy không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc), không có hoặc không mang theo hợp đồng vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định;….”
Bên cạnh đó, theo Điểm a Khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
“Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, trong trường hợp bạn lái xe chở khách mà không mang danh sách hành khách có thể bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Xe khách có phải mang theo danh sách hành khách hay không?”. Nếu quý khách có nhu cầu quyết toán thuế thu nhập cá nhân và muốn tham khảo mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách
- Xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng không?
- Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:
a) Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;
b) Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;
c) Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có);
d) Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);
đ) Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);
e) Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
g) Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển
Theo Khoản 7 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định đối về Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng như sau:
Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.
Do đó nếu không thuộc các trường hợp khẩn cấp trên thì xe chỉ được phép trở khách hàng theo danh sách đã lập trước đó tại các địa điểm trong hợp đồng.
Các đơn vị kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera được quy định tại Nghị định 10/2022 bao gồm: Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo. (Khoản 2 Điều 13 và Khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020)