Xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng không?

09/07/2022
Xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng không?
438
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc sau, mong được Luật sư giải đáp: Gia đình tôi có xe tải nhưng không kinh doanh. Vậy không biết rằng khi xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng không? Tôi mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 58/2020/TT-BCA

Thế nào là xe kinh doanh vận tải?

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Hiện nay, xe kinh doanh dịch vụ vận tải được đăng ký và cấp phù hiệu. Rõ ràng nhất là việc trên giấy chứng nhận kiểm định cũng được tích vào phần kinh doanh vận tải.

Như vậy, việc xác định xe kinh doanh vận tải hay không hiện nay có thể xác định dựa trên các yếu tố sau:

– Hoạt động vận tải của xe có nhằm đem lại lợi nhuận hay không?

– Đơn vị có xe có tham gia điều hành, lái xe hay quyết định giá cước không?

Xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng?
Xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng?

– Đăng kiểm của xe có xác định là xe kinh doanh vận tải không?

Theo Nghị định số 10/2020, có các loại hình xe kinh doanh vận tải sau:

– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.

Xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng không?

Điểm đ, Khoản 6, Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định: đ) Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, quy định: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phưong tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy, nếu xe tải của gia đình bạn không dùng để kinh doanh (không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải, để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi) thì không phải đổi biển số xe sang màu vàng.

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

Căn cứ Điều 13, 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, để hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện sau:

Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành kháchĐiều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lênXe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xe kinh doanh vận tải có phải lắp camera không?

Tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định trước ngày 01/7/2021:

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông.

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 66/NQ-CP đã quy định tạm ngưng xử phạt hành chính đối với việc ô tô không lắp camera giám sát đến hết ngày 31/12/2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Sau ngày 31/12/2021, ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ trở lên và ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo không lắp camera giám sát sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Thủ tục đổi sang biển vàng cho xe kinh doanh vận tải.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Tờ khai đăng ký xe;

– Giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe);

– Biển số xe;

– Xuất trình giấy tờ của chủ xe (như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Sổ hộ khẩu/Hộ chiếu…).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Phòng CSGT đường bộ – đường sắt, Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 3: Nhận kết quả

Thời hạn cấp đổi biển số xe: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ.

Xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng hay không?
Xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng hay không?

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty, hợp thức hóa lãnh sự, đăng ký bảo hộ logo, giấy phép bay flycam…. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về ”Xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng không?“. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Xe kinh doanh vận tải là gì?

Đầu tiên xe kinh doanh vận tải là việc dùng xe tải, ô tô để vận chuyển hàng hóa cũng như chở người với mục đích để kinh doanh sinh lợi. Trường hợp này bao gồm kinh doanh vận tải để thu tiền trực tiếp hoặc thu tiền một cách không trực tiếp.

Xe không kinh doanh vận tải có phải đăng ký phù hiệu không?

Trong trường hợp xe không kinh doanh vận tải thì cũng cần phải làm rõ ràng xe ô tô có được sử dụng với mục đích kinh doanh hay không, tức là chỉ cần thực hiện một trong các hoạt động như điều khiển phương tiện, quyết định giá cước và được sử dụng vào mục đích sinh lợi thì đều được coi là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nếu cá nhân, tổ chức sử dụng xe ô tô không nhằm mục đích kinh doanh vận tải kiếm lợi nhuận thì sẽ không cần xin cấp phép kinh doanh vận tải, đồng nghĩa với việc không cần xin cấp phù hiệu xe ô tô.

Quy định về xe kinh doanh vận tải phải lắp camera giám sát như thế nào?

Sau ngày 31/12/2021, ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ trở lên và ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo không lắp camera giám sát sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.