Xây nhà cấp 4 ở nông thôn có phải xin phép không?

28/10/2022
Xây nhà cấp 4 ở nông thôn có phải xin phép
431
Views

Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội. Cùng với giáo dục, y tế, nhà ở là điều kiện cần thiết để phát triển con người một cách toàn diện. Trong những năm vừa qua, cùng với những thành tự quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong cả nước, từ nông thôn đến thành thị đã được cải thiện rõ rệt, nhất là lĩnh vực nhà ở. Vậy Xây nhà cấp 4 ở nông thôn có phải xin phép? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng 2020

Nhà cấp 4 là gì?

Nhà cấp 4 có tên tiếng Anh là Four-level house hay House roof. Đây là một loại hình nhà ở khá phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Ở các thành phố lớn người ta yêu thích và lựa chọn xây dựng những mẫu nhà cao tầng hơn so với nhà cấp 4. Bởi vì đặc điểm ở đây rất hạn chế về diện tích. Và việc xây những mẫu nhà cao tầng sẽ giúp họ mở rộng được sức chứa lớn hơn.

Ngược lại, ở nông thôn người ta lại yêu thích những kiểu nhà vườn như nhà cấp 4 hơn. Vì đơn giản ở nông thôn diện tích đất đai của mỗi gia đình đều lớn. Họ có thể không cần phải xây nhà quá cao tầng. Nhưng rộng rãi về diện tích bề mặt để thuận tiện cho việc sinh hoạt. Đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, người già hoặc những gia đình có người bị khuyết tật.

Theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ thì nhà cấp 4 được định nghĩa là nhà có diện tích sàn sử dụng dưới 1000m2 hoặc chiều cao nhỏ hơn 3 tầng. Tuy nhiên định nghĩa này đã có một chút thay đổi. Dựa trên TT số 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng ngày 10/03/2016 quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng thì nhà cấp 4 được định nghĩa lại như sau:

Nhà cấp 4 là công trình xây dựng có mái và tường vách dùng để ở hoặc sử dụng vào một việc nào đó. Tiêu chí phân cấp nhà cấp 4 được quy định là có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 1000m2 (<1000m2), số tầng cao không quá 1 tầng, có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 6m (<=6m) và nhịp kết cấu lớn nhất không quá 15m (<15m).

Xây nhà cấp 4 ở nông thôn có phải xin phép không?

Căn cứ theo quy định tại điểm e, h và i Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 có quy định các điều kiện để được miễn giấy phép xây dựng khi xây dựng nhà ở nông thôn:

  • Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng
  • Thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng
  • Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy định về các công trình được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

“Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa”.

Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các Điểm b, d, đ và i Khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

Đồng thời, Khoản 4 Điều 41 Luật Xây dựng có quy định: Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch xây dựng xã và điểm dân cư nông thôn.

Như vậy, căn cứ quy định của Luật Xây dựng 2020 nêu ở trên, nếu UBND xã nơi thôn quê của bạn chưa công bố công khai quy hoạch xây dựng quy hoạch phát triển đô thị; quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và thôn quê của bạn không nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì việc xây dựng nhà ở riêng lẻ của người dân ở đó, không phải xin phép xây dựng.

Xây nhà cấp 4 ở nông thôn có phải xin phép
Xây nhà cấp 4 ở nông thôn có phải xin phép

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng, hồ sơ cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở theo mẫu tại Phụ lục số 1 của Thông tư này
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, ví dụ: sổ đỏ,…
  • Bản sao 2 bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, gồm: Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỉ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỉ lệ 1/50 – 1/200.
  • Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỉ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỉ lệ 1/50 – 1/200.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi xây dựng để được giải quyết cấp giấy phép xây dựng.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

UBND cấp huyện nơi xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì người tiếp nhận ghi giấy biên nhận (giấy hẹn) và đưa cho bạn.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định thì UBND sẽ hướng dẫn bạn hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Trả kết quả

UBND huyện sẽ trả kết quả khi hồ sơ đầy đủ, đúng quy định và trả kết quả theo thời gian ghi trên giấy biên nhận.

Thời gian xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Căn cứ theo quy định tại điểm c Điều 102 Thông tư 15/2016/TT-BXD thời gian xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn như sau:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.

Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho bạn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến bạn về lý do không cấp giấy phép.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong thời gian 15 ngày, Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp huyện xem xét hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng.

Như vậy thời gian xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn là không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Tuy nhiên, thời gian cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn thực tế có thể kéo dài hơn rất nhiều so với thời gian nêu trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Xây nhà cấp 4 ở nông thôn có phải xin phép?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có giải đáp như: chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư hết bao nhiêu, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như nào, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký lại khai sinh trực tuyến,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Trước khi nhận giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn thì bạn cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, đó là nộp lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn cho cơ quan có thẩm quyền. Theo đó mức thu lệ phí sẽ được quy định tại từng địa phương cụ thể tùy vào điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương đó.

Xử phạt như thế nào nếu không được cấp giấy phép vẫn cố ý xây dựng

căn cứ Điều 12 Luật xây dựng 2014, quy định rằng:
“Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật này.
2. Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật này”.
Theo đó việc khởi công xây dựng trước khi được cấp giấy phép xây dựng là việc khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của pháp luật, và là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định trên. Khi đó, nếu tiến hành xây dựng công trình không có giấy phép bạn có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP

Hồ sơ xin phép xây dựng nhà cấp 4

Theo quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BXD bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở cấp 4 bao gồm những giấy tờ như sau:
1 Tờ đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu ban hành theo Thông tư 15/2016/TT-BXD
Bản sao giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Hai bản vẽ kỹ thuật hoặc thiết kế thi công được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
1 Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.