Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

05/04/2022
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
1159
Views

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 phê duyệt Đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập” Vậy nội dung của đề án này thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mục đích của xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác kiểm soát tài sản, thu nhập, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, các quy trình, quy định phục vụ việc hệ thống hóa, cập nhật, lưu trữ, bảo vệ an toàn và cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác liên quan để góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.

Lộ trình, kế hoạch xây dựng

Trong giai đoạn 2022-2023, đề án phấn đấu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng để cập nhật, tích hợp dữ liệu, kết nối, chia sẻ bảo đảm khai thác an toàn; thông suốt Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Trong đó, hoàn thành việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; xây dựng phần mềm, cấu hình phần cứng hệ thống trung tâm, các máy tính; số hóa Bản kê khai tài sản, thu nhập; lắp đặt trang thiết bị công nghệ thông tin; cài đặt phần mềm, vận hành thử nghiệm.

Xây dựng cơ chế vận hành; quản lý khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Trong đó, tập trung xây dựng, bổ sung các văn bản quy định về việc vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản; thu nhập và tổ chức bộ máy, biên chế; nâng cao năng lực của đội ngũ công chức thực hiện việc quản lý; vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; phát triển, mở rộng hệ thống, đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan; tạo cơ sở thực hiện việc kê khai, quản lý tài sản, thu nhập trực tiếp trên Hệ thống.

Chuyển đổi số 100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập

Giai đoạn 2024-2025, Đề án thực hiện số hóa, cập nhật dữ liệu về kê khai tài sản tại các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, tích hợp về Cơ sở dữ liệu quốc gia tại Thanh tra Chính phủ theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.

Kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cổng dịch vụ công; cơ sở dữ liệu quốc gia khác theo quy định. Trong đó, hoàn thành số hóa, lưu trữ 100% bản kê khai tài sản; thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; hoàn thành việc kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản; thu nhập với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác liên quan.

Phát triển, mở rộng việc khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; từng bước thay thế hồ sơ giấy truyền thống nhằm hỗ trợ người có nghĩa vụ kê khai, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập, đến năm 2025 đạt 50% trở lên.

Sau năm 2025, thực hiện chuyển đổi số 100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập bằng việc sử dụng công nghệ số, dữ liệu số.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được quản lý tập trung

Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được quản lý tập trung
Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được quản lý tập trung

Đề án được thực hiện trên phạm vi cả nước với các đối tượng là các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được xây dựng và quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ theo Điều 52 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập lưu trữ tại Thanh tra Chính phủ do Thanh tra Chính phủ xây dựng, quản lý, vận hành gồm thông tin về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được tiếp nhận, cập nhật; xử lý thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập do cơ quan, tổ chức; đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai; và cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác cung cấp.

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi quản lý, bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, an toàn, bảo mật theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Tài sản, thu nhập nào phải kê khai?

a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Đối tượng nào có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập hàng năm?

Căn cứ theo Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định những người sau đây có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập bao gồm:
Cán bộ, công chức.
Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
Người giữ chức vụ từ Phó Trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Người ứng cử Đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.