Hiện nay ngoài việc đất dai cấp cho cá nhân thì đất đai sẽ còn được cấp cho hộ gia đình sử dụng đất. Tuy nhiên quy định về hộ gia đình sử dụng đất hiện nay vẫn còn xa lạ, chưa phổ biến nhiều đối với người dân. Việc xác định thành viên hộ gia đình được xem là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền sử dụng, chuyển nhượng hay phân chia tài sản giữa các cá nhân có liên quan. Vậy chi tiết việc xác định thành viên hộ gia đình khi thực hiện công chứng, chứng thực “Hộ gia đình sử dụng đất” như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Hộ gia đình sử dụng đất là như thế nào?
Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất như sau: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Hay nói cách khác, “Hộ gia đình sử dụng đất” có thể hiểu là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (tức là thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Quy định về quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Theo Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của hộ gia đình như sau:
(1) Hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai 2013 như sau:
+ Quyền chung:
++ Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
++ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
++ Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
++ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
++ Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
++ Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
++ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
+ Nghĩa vụ chung:
++ Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
++ Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
++ Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
++ Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
++ Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
++ Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
++ Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
– Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
– Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
– Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
– Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;
Tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở ;
– Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
– Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;
– Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.
(2) Hộ gia đình được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai 2013;
– Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
– Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
– Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
– Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.
(3) Hộ gia đình thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại (1) mục này;
– Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại (2) mục này.
(4) Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn, không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
(5) Hộ gia đình sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại (3) mục này thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.
Xác định thành viên hộ gia đình khi thực hiện công chứng, chứng thực “Hộ gia đình sử dụng đất”
Khi thực hiện công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho “Hộ gia đình” (có thể gọi chung là “Hộ gia đình sử dụng đất” thì một trong những vấn đề còn tranh luận khá gay gắt hiện nay là xác định thành viên của “Hộ gia đình” như thế nào?
Có thể nhận thấy, hộ gia đình sử dụng đất có một số đặc điểm nhận biết riêng biệt như sau:
– Người sử dụng đất là hộ gia đình. Trong đó, hộ gia đình bao gồm các thành viên có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo pháp luật về hôn nhân gia đình.
Theo quy định của pháp luật về đất đai năm 2013, hộ gia đình là một trong những chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được xem là tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình đó.
Pháp luật hôn nhân gia đình quy định một số giấy tờ thường dùng để chứng minh các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất là giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy tờ xác nhận là con nuôi/cha mẹ nuôi/người giám hộ…hợp pháp (quan hệ nuôi dưỡng).
Tuy nhiên, ngoài sổ hộ khẩu, để xác định những thành viên nào của hộ gia đình có quyền sở hữu chung quyền sử dụng đất khi có sự thay đổi thành viên hộ gia đình so với thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì còn cần phải căn cứ vào Bản danh sách đăng kí thành viên hộ gia đình tại thời điểm nộp hồ sơ đăng kí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như theo hướng dẫn tại khoản 4 Mục III Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp một số câu hỏi về nghiệp vụ tòa án của Tòa án nhân dân tối cao.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay ra sao?
- Xác định người sử dụng đất trong bìa hộ gia đình
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Xác định thành viên hộ gia đình khi thực hiện công chứng, chứng thực “Hộ gia đình sử dụng đất”” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mức bồi thường thu hồi đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Quyền của chủ hộ được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng.
Quyền của chủ hộ được ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giao dịch khác.
Quyền của chủ hộ được ký các giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.
Hồ sơ sang tên sổ Đỏ hộ gia đình bao gồm:
Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho.
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).
Bản chính tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.
Hiện nay, quy định này được nêu rõ tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT như sau:
c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.”.
Như vậy, tại bìa ngoài của Giấy chứng nhận sẽ ghi “Hộ ông” hoặc “Hộ bà”, sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của hộ gia đình.