Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay ra sao?

26/06/2022
Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay ra sao?
446
Views

Chào Luật sư, Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình là tranh chấp phổ biến liên quan tới lĩnh vực luật đất đai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp như khi ly hôn, thừa kế,… Vậy để giải quyết những tranh chấp này cần phải làm gì để vừa bảo vệ quyền lợi của mình vừa đúng với quy định của pháp luật? Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay ra sao? Chủ thể nào được phép giải quyết những tranh chấp này? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Quy định về hộ gia đình sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 3 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những người:

– Quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;

– Đang sống chung;

– Có “quyền sử dụng đất” chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay ra sao?
Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay ra sao?

Quy định về phân chia đất hộ gia đình hiện nay ra sao?

Về cơ bản, đất đai khi được cấp cho hộ gia đình được coi là tài sản sở hữu chung của hộ gia đình theo Điều 102, Điều 212 Bộ luật dân sự 2015.

Khi muốn tách thửa, phân chia đất cấp cho hộ gia đình thì việc phân chia phải được đáp ứng điều kiện ở Điều 167 Luật đất đai 2013 trên cơ sở Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

– Làm thủ tục tách thửa theo quy định của luật Đất đai;

– Làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần đất được chia.

Đối với các trường hợp phân chia đất vì lý do vợ chồng ly hôn hay chia thừa kế trong hộ gia đình sẽ phải đáp ứng theo các quy định được ghi nhận ở Bộ luật dân sự 2015 và Luật hôn nhân gia đình 2014 bên cạnh luật Đất đai 2013.

Thủ tục phân chia đất của hộ gia đình

Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự thủ tục thực hiện tách thửa, phân chia đất bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Đơn đề nghị, đơn xin tách thửa;

– Bản gốc giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đã cấp.

Nơi nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi có đất.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ đủ hay thiếu để tiếp tục thủ tục.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công việc tách thửa đất

Đối với trường hợp cần đo địa chính thửa đất mới thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành đo địa chính và làm các hồ sơ liên quan

Trong thời gian quy định từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới cho mảnh đất được tách thửa.

Kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND cấp huyện xem xét, ký và gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 4: Nhận kết quả

Người nộp hồ sơ tách thửa đất tới Phòng Tài nguyên và Môi trường lấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phân chia đất của hộ gia đình:

– Thừa kế di sản là quyền sử dụng đất (theo DI CHÚC hoặc theo pháp luật);

– Phân chia tài sản sau ly hôn giữa vợ chồng;

– Mâu thuẫn gia đình dẫn đến việc phân chia;

– Các nguyên nhân khác.

Khi việc phân chia đất không được đảm bảo về quyền lợi, các chủ thể được phân chia đất sẽ phát sinh các tranh chấp về quyền sử dụng đất đòi hỏi phải có sự can thiệp của pháp luật.

Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay ra sao?

Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phụ thuộc vào Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013:

– Đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tòa án nhân dân giải quyết

– Đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: đương sự có quyền chọn Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp.

Thủ tục giải quyết tranh chấp phân chia đất

Thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành theo trình tự thu tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

– Viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

– Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến)

– Sau khi nhận được đơn kiện, Tòa án xem xét đơn kiện trong vòng 08 ngày và ra quyết định có thụ lý vụ án không; thông báo cho người khởi kiện (yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kiện; trả đơn kiện; thụ lý đơn kiện; chuyển giao đơn kiện).

– Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tạm ứng án phí; vụ án sẽ được thụ lý sau khi Tòa án nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

– Thông báo cho người khởi kiện, các bên liên quan về thụ lý vụ án trong vòng 03 ngày

– Chánh án Tòa án tiến hành phân công thẩm phán để giải quyết vụ án.

Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay ra sao?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình hiện nay ra sao?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chủ hộ có quyền gì đối với đất hộ gia đình?

Quyền của chủ hộ được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng.
Quyền của chủ hộ được ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giao dịch khác.
Quyền của chủ hộ được ký các giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.

Nếu như hộ gia đình muốn bán đất thì thế nào?

Khi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất của hộ gia đình; thì các thành viên có chung quyền sử dụng đất không nhất thiết phải có mặt; mà chỉ cần có văn bản đồng ý chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực để người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng chuyển nhượng với bên mua.

Đất của hộ gia đình khi bán thì có bắt buộc công chứng không?

Nơi công chứng: Tại bất kỳ Phòng/Văn phòng công chứng nào trong cả nước.  
Thời hạn công chứng: Không quá 02 ngày làm việc (thông thường sẽ lấy ngay).

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.