Xả thải trái phép bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?

22/09/2021
Xả thải trái phép bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
1064
Views

Hiện nay, tình trạng xả thải bẩn, xả thải trái phép vẫn diễn ra tại một số địa phương. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về các chế tài này. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc có luên quan đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc về hành vi xả thải trái phép của hai công ty chế biến hải sản.

Tóm tắt vụ việc:

Xả nước thải bẩn ra môi trường, 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến hải sản đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt.

Ngày 21/9, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh này đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với 2 đơn vị doanh nghiệp.

Cụ thể, xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH chế biến hải sản Ngọc Sơn (Công ty Ngọc Sơn), địa chỉ thôn Tân Hải, phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Công ty cổ phần Thương mại vận tải và Chế biến hải sản Long Hải (Công ty Long Hải). Đây là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chế biến hải sản, sản xuất bột cá.

Vậy hành vi xả thải trái phép này sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết.

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 55/2021/NĐ-CP

Nghị định 80/2014/NĐ-CP

Nghị định 155/2016/NĐ-CP

Nước thải là gì?

Theo Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, khái niệm nước thải được quy định như sau:

Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm; tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.

Các hành vi nào được quy định là xả thải trái phép?

Tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, nghiêm cấm các hành vi có thể gây nguy hại gồm cả chất thải rắn, lỏng, khí vào môi trường và làm ảnh hưởng tới môi trường. Cụ thể như sau:

– Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

– Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định; tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

– Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Do đó, việc xả thải trái phép và gây hậu quả nguy hại tới môi trường; tùy vào mức độ, tính chất sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi xả thải trái phép bị xử lý như thế nào?

Xả thải trái phép bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, việc xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị áp dụng 02 hình thức xử phạt hành chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền cao nhất là 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ đồng với tổ chức.

Cụ thể như sau:

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng có thời hạn với “giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả thải khí thải công nghiệp…”; cùng với đó các cá nhân, tổ chức vi phạm cũng sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Nghị định 55/2021/NĐ-CP.

Lúc này, những hoạt động của công ty tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm dừng cho đến hết thời hạn xử lý. Như vậy, việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm dừng những hoạt động có liên quan đến quá trình xả thải của doanh nghiệp. Còn những hoạt động khác thì vẫn được phép hoạt động bình thường.

Cấu thành tội phạm tội gây ô nhiễm môi trường

Nếu hành vi xả thải trái phép có đầy đủ các yếu tố cấu thành dưới đây thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý hình sự

Mặt khách quan

Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:

Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải nguy hại đặc biệt; hoặc chất thải nguy hại thuộc Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vượt quá mức cho phép (từ 1000 kilogam đến dưới 3000 kilogam); hoặc chất thải nguy hại khác (từ 3000 kilogam đến dưới 10.000 kilogam);

Xả thải ra môi trường nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quá mức cho phép về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và số lượng m3 xả trong 1 ngày;

Thải ra môi trường chất khí có thông số môi trường nguy hại vượt quá mức cho phép về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và số lượng m3 xả trong 1 ngày;

Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường vượt quá tiêu chuẩn;

Xả rác bừa bãi ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải dạng rắn; hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

Khách thể tội phạm

Hành vi vi phạm xâm phạm tới việc bảo vệ môi trường, gây hủy hoại môi trường tự nhiên.

Chủ thể tội phạm

Chủ thể của tội này gồm cả cá nhân và pháp nhân thương mại. Đối với cá nhân phải đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Pháp nhân thương mại cũng có thể là chủ thể của tội gây ô nhiễm không khí.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi xả thải trái phép

Theo khoản 5, điều 235 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội gây ô nhiễm môi trường; pháp nhân thương mại có hành vi xả thải trái phép sẽ bị xử lý theo các khung hình phạt sau.

Pháp nhân thương mại nếu có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường tùy vào mức độ; tính chất của hành vi mà bị phạt tiền, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Cụ thể như sau:

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đến 10.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này; thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Chính sách trợ cấp mới cho bệnh binh được quy định thế nào?
Đất nhà bị hàng xóm trồng cây ăn quả có được quyền khởi kiện không?
Tạm khóa báo có là gì và các quy định pháp luật có liên quan

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Xả thải trái phép bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?“ . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tố cáo hành vi đổ nước ra đường gây mất vệ sinh như thế nào?

Để có thể giúp môi trường trong sạch, mỗi người dân cần nâng cao ý thức của mình. Việc thấy người khác thường xuyên đổ nước thải sinh hoạt ra đường gây mất vệ sinh, bẩn đường phố thì bạn hãy báo ngay với Tổ trưởng tổ dân phố, khu, xóm, thôn… để họ nhắc nhở trực tiếp những người này.
Trường hợp vẫn cố tình tái phạm, hãy chụp ảnh, quay video lại những chỗ đường ướt bắt nguồn từ hộ dân nào sau đó báo với cơ quan công an địa phương hoặc làm đơn tố cáo gửi đến Chủ tịch UBND huyện để được giải quyết thảo đáng.

Phạt bổ sung với hành vi xả thải trái phép của doanh nghiệp?

Ngoài các mức phạt về hành chính ra còn có các mức phạt bổ sung như rút giấy phép kinh doanh, sản xuất để chấm dứt tình trạng xả nước thải ra môi trường có thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm tùy theo mức độ vi phạm, tình tiết còn có thể tăng nặng nếu vi phạm nhiều lần.

Các biện pháp khắc phục hậu quả hành vi xả thải trái phép của doanh nghiệp?

Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn đã được ấn định;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả thải.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận