Bố mẹ có nghĩa vụ phải trả nợ thay con không?

22/09/2021
Bố mẹ có nghĩa vụ phải trả nợ thay con không?
395
Views

Thực tế, nhiều người do làm ăn thua lỗ; hoặc ăn chơi đua đòi dẫn đến vay nợ và không có khả năng chi trả. Lúc này, bố mẹ có trách nhiệm gì với khoản nợ của con không? Bố mẹ có nghĩa vụ phải trả nợ thay con không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Bộ luật dân sự năm 2015 sửa đổi 2017.

NỘI DUNG TƯ VẤN

Nghĩa vụ của cha mẹ với con

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy căn cứ theo điều 69 của luật hôn nhân và gia đình 2014; đối với con cái chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi); thì cha mẹ sẽ có nghĩa vụ về trông nom, chăm sóc, giáo dục; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con. Những người con khi chưa đủ 18 tuổi; thì tài sản mà đang sở hữu hầu hết thuộc về công sức tạo dựng và lao động của cha mẹ. Do đó con cái sẽ không có quyền định đoạt; mà chỉ có quyền sử dụng khi được cha mẹ cho phép. Theo quy định của pháp luật dân sự thì tài sản của ai; người đó sẽ được định đoạt đồng thời là chịu trách nhiệm với nghĩa vụ tài chính phát sinh.

Bố mẹ có nghĩa vụ phải trả nợ thay con không?

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự được tự mình thực hiện phụ thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:

  • Con từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Được tự mình thực hiện giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;
  • Con từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: tự mình xác lập; thực hiện giao dịch dân sự; trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký; và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trừ trường hợp bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Khi đó, người này có thể tự mình thực hiện các giao dịch; và tự chịu trách nhiệm khi thực hiện giao dịch đó.

Như vậy, khi người con tự mình thực hiện các giao dịch; thì quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên trong hợp đồng không liên quan đến cha mẹ của các bên; trừ trường hợp cha mẹ của người trong giao dịch này bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay khi con họ không thực hiện được (Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015). Điều đó có nghĩa là cha mẹ không có nghĩa vụ trả nợ cho con.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tửxác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người bị hạn chế năng lực nhân thức làm chủ hành vi là như thế nào?

Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Giao dịch dân sự là gì?

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Bảo lãnh là gì?

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh); sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh); nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời