Những năm gần đây, cảnh sát Việt Nam ngăn chặn được rất nhiều vụ án vượt biên trái phép. Tuy nhiên, hành vi này vẫn xảy ra thường xuyên do nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế. Theo quy định pháp luật, vượt biên trái phép là hành vi bị cấm. Vậy, vượt biên trái phép tội gì theo quy định pháp luật? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là vượt biên trái phép?
Vượt biên trái phép là hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định pháp luật. Hành vi này có thể được thực hiện bằng các phương pháp, phương tiện, thủ đoạn khác nhâu như lén lút, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng xuất cảnh, nhập cảnh không có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới; có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới nhưng đã quá hạn hoặc không có thị thực xuất cảnh, nhập cảnh; sử dụng hộ chiếu giả hoặc giấy thông hành, nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh.
Hành vi vượt biên trái phép ở Việt Nam thường xảy ra ở các vùng biên giới giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia. Rất nhiều nhiều trường hợp vượt biên trái phép trái phép đã bị cảnh sát Việt Nam ngăn chặn và xử lý theo quy định pháp luật.
Vượt biên trái phép là hành vi bị nghiêm cấm theo Khoản 6 Điều 4 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 và Khoản 3 Điều 5 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2019.
Vượt biên trái phép tội gì? Bị xử phạt như thế nào
Người vượt biên trái phép sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Tùy theo từng hành vi của chủ thể, vượt biên trái phép có thể bị xử lý về các tội sau:
Những người vượt biên ra nước ngoài trái phép nếu bị bắt có thể bị xử lý về Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh được quy định tại Điều 347 Bộ luật hình sự 2015. Như vậy, đối với tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép thì mức phạt tù cao nhất lên đến 03 năm. Từng mức độ nặng nhẹ và cần xác định về những thông tin từ phía cơ quan điều tra về nội dung vượt biên trái phép này có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ riêng.
Người tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, sẽ bị xử lý về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép theo Điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm hoặc bị phạt tù lên đến 15 năm khi có thêm các tình tiết tăng nặng quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Người tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép bị xử lý về Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, bị phạt tù từ 01 đến 05 năm theo Khoản 1 Điều 349 Bộ luật Hình sự và có thể bị phạt tù lên đến 15 năm khi có các tình tiết tăng nặng quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 349 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hậu quả pháp lý của hành vi vượt biên trái phép
Người vượt biên trái phép và người đưa người vượt biên trái phép phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi xuất, nhập cảnh trái phép.
- Xử phạt hành chính
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định như sau:
– Hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật (Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng)
– Hành vi sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả (Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng);
– Hành vi giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu; giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng);
– Hành vi làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng);
Ngoài các hình phạt tiền nêu trên, đối với việc thực hiện hành vi tại điểm a khoản 4 và điểm a khoản 7, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Xử phạt hình sự
Nếu bạn đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
“Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
“Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
“Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Những người vượt biên trái phép, nếu bị bắt sẽ bị xử lý theo pháp luật của các nước sở tại và có thể bị trục xuất về Việt Nam, cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào quốc gia đó.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào?
- Giúp đỡ người khác vượt biên trái phép xử phạt ra sao?
- Vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh bị xử phạt ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vượt biên trái phép tội gì theo quy định pháp luật?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Nếu việc đưa người vượt biên trái phép trong mùa dịch làm bùng phát dịch thì còn có thể bị khởi tố tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người quy định tại điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
Ở Việt Nam, hành vi này thường hay diễn ra ở những nơi rậm rạp, khó kiểm soát tại ranh giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia bởi ranh giới giữa các nước này là trên đường bộ, nên hành vi này diễn ra thường xuyên hơn.
Vượt biên trái phép sang Trung Quốc nếu bị bắt sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật. Những người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khác như: bị lực lượng chức năng Trung Quốc bắt giữ xử lý, đẩy đuổi, trục xuất, phạt tiền, cải tạo lao động; phải thường xuyên trốn tránh việc kiểm tra, truy quét, xử lý của lực lượng chức năng Trung Quốc; bị chủ sử dụng lao động nợ lương, “quỵt” lương; khi gặp những rủi ro về tài sản, sức khỏe, tính mạng không dám đề nghị các cơ quan chức năng Trung Quốc bảo hộ vì họ là những người nhập cảnh trái phép.
Bên cạnh đó, người xuất nhập cảnh trái phép còn dễ bị lôi kéo vào hoạt động tội phạm hoặc trở thành nạn nhân của các vụ phạm tội mua bán người, tổ chức cho người khác xuất nhập cảnh trái phép hoặc bị ép làm gái mại dâm…