Vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh bị xử phạt ra sao?

03/11/2021
Vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh bị xử phạt ra sao?
412
Views

Vượt biên trái phép là hành vi vi phạm pháp luật; tuy nhiên hiện hay cùng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19; thì việc vượt biên còn gây ra hậu quả làm lây lan dịch bệnh cho các tỉnh thành của nước ta. Đây là một hành vi vô cùng nghiêm trọng; sẽ khiến công tác phòng chống dịch bệnh nước ta càng thêm khó khăn. Vậy hành vi vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là vượt biên trái phép?

Vượt biên trái phép là hành vi qua lại biên giới quốc gia; mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định pháp luật.

Điều 4, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh có quy định như sau: “Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.” Có thể thấy hành vi vượt biên trái phép; là hành vi vào lãnh thổ Việt Nam không có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.

Tùy theo tính chất, hậu quả của hành vi gây ra; mà hành vi vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh; có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh bị xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính hành vi vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh

Vượt biên trái phép không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Khoản 3 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với vượt biên trái phép như sau:

“Điều 17. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại

……………

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;”

Như vậy phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi vượt biên trái phép không tuân thủ quy định về xuất nhập cảnh.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi vượt biên trái phép

Vượt biên trái phép nếu thỏa mãn tại điều 346 LHS 2015 về tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

  • Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới (cụ thể ở đây là vượt biên mà không làm thủ tục xuất nhập cảnh), đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Tái phạm hoặc phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm cư trú từ một 01 năm đến 05 năm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh

Vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh ngoài bị phạt tù theo điều luật trên; còn có thể bị khởi tố theo khoản 2 điều 346 BLHS 2015 với tình tiết “phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới” nếu hành vi đó làm lây lan dịch; ảnh hưởng đến khu vực biên giới nơi người đó vượt biên trái phép vào Việt Nam

Hoặc, hành vi vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh; có thể bị khởi tố theo điều 240 BLHS 2015 (Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người), cụ thể:

Khung 1

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

Ngoài bị phạt tiền, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giúp người khác vượt biên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi giúp người khác vượt biên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu có dấu hiệu theo quy định tại Điều 349 Bộ luật hình sự 2015 về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài; hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

“Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy theo quy định trên hành vi giúp người khác vượt biên bị phạt tù lên đến 15 năm với tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép nhập cảnh trái phép.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh bị xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Toạn hoãn xuất cảnh đối với trường hợp nào?

Khoản 1 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
b) Bị can, bị cáo.

Thế nào là buộc xuất cảnh?

Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định
Buộc xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

Người nước ngoài đi lại ở Việt Nam không mang hộ chiếu bị xử phạt ra sao?

Theo quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời