Khi một cá nhân muốn ra nước ngoài bắt buộc cần làm các thủ tục xuất nhập cảnh và có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng vượt biên, xuất nhập cảnh trái phép diễn ra rất phổ biến. Hành vi này thường xảy ra tại biên giới trên bộ, những nơi có địa hình rậm rạp, hiểm trở tiếp giáp với ba nước Lào, Trung Quốc, Campuchia. Vậy quy định pháp luật vượt biên trái phép sang campuchia bị phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Vượt biên trái phép được hiểu là như thế nào?
Vượt biên trái phép là hành vi trái pháp luật khi một người di chuyển qua lại giữa các quốc gia mà không làm các thủ tục về quản lý xuất nhập cảnh và xin ý kiến đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc làm giả giấy tờ để qua mắt các cơ quan kiểm tra. Việc xuất cảnh trái phép như vậy gây rất nhiều rủi ro cho an ninh Quốc gia của nơi đến và đi, làm ảnh hưởng đến sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là ở đợt dịch covid vừa qua khiến tình trạng bệnh dịch lây lan rất nhiều. Ở Việt Nam, hành vi này thường hay diễn ra ở những nơi rậm rạp, khó kiểm soát tại ranh giới giữa Việt Nam với Lào, Campuchi, Thái Lan bởi ranh giới giữa các nước này là trên đường bộ, nên hành vi này diễn ra thường xuyên hơn.
Quy định vượt biên trái phép sang campuchia bị phạt như thế nào?
Xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định như sau:
– Hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật (Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng)
– Hành vi sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả (Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng);
– Hành vi giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu; giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng);
– Hành vi làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng);
Ngoài các hình phạt tiền nêu trên, đối với việc thực hiện hành vi tại điểm a khoản 4 và điểm a khoản 7, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Xử lý hình sự.
Căn cứ điều 346 bộ luật hình sự 2015; người vi phạm còn bị xử lý hình sự như sau:
+ Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+ Tái phạm nguy hiểm hoặc phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Quy định này chưa bao gồm các hành vi tổ chức, môi giới đưa người vượt biên trái phép.
Tổ chức, môi giới đưa người vượt biên trái phép
Đặc điểm của tổ chức vượt biên trái phép:
+ Tổ chức vượt biên trái phép được hiểu là hành vi dụ dỗ, lôi kéo, tạo điều kiện, sắp xếp để người khác nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
+ Môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên để thu xếp cho người khác nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
+ Yếu tố bắt buộc trong mặt chủ quan đối với hành vi này là người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và với mục đích vụ lợi.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, hành vi tổ chức cho người vượt biên trái phép sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc và nặng hơn so với xuất nhập cảnh trái phép. Người tổ chức, môi giới đưa người vượt biên sẽ bị xử lý về hành chính và hình sự.
Tổ chức, môi giới đưa người khác trốn đi nước ngoài
+ Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với từ 05 người đến 10 người;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Đối với 11 người trở lên;
- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
- Làm chết người.
+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tổ chức, môi giới đưa người khác vượt biên
+ Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với từ 05 người đến 10 người;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Đối với 11 người trở lên;
- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
- Làm chết người.
+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Quy định vượt biên trái phép sang campuchia bị phạt như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ thương hiệu; hoặc muốn tìm hiểu quy định pháp luật về mã số thuế cá nhân; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mức thuế trên doanh thu của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
- Bỏ quy định phạt hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng trên 10 lao động
- Hành vi sử dụng người lao động dưới 16 tuổi bị xử phạt ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Nhập cảnh trái phép là hành vi từ ngoài biên giới Việt Nam vào Việt Nam trái với những quy định về nhập cảnh của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ thể của tội danh này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tội phạm này thực hiện do lỗi cố ý, có mục đích và động cơ vụ lợi. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vì vụ lợi, lợi ích cá nhân nên mong muốn thực hiện hành vi đó.