Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có được không?

09/10/2022
Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có được không
577
Views

Để trở thành nhân viên thừa phát lại, người dân cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Vậy theo quy định, người Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có được không? Người làm Thừa phát lại sẽ không được làm những công việc nào? Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có bị phạt không? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Thừa phát lại là ai?

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; trong đó:

– Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật;

– Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.

Thừa phát sẽ thực hiện các công việc cụ thể như sau: 

  •  Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
  • Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
  • Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Người làm Thừa phát lại sẽ không được làm những công việc nào?

Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có được không
Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có được không

Người làm Thừa phát lại sẽ không được quyền làm những công việc sau đây:

– Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;

– Sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

– Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng;

– Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;

– Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì;

– Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có được không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Những việc Thừa phát lại không được làm bao gồm:

1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì không cấm việc Thừa phát lại kiêm luôn việc giảng dạy mà chỉ cấm kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có bị phạt không?

Trả lời cho câu hỏi Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có được không, như đã trình bày ở trên, quy định hiện hành thì không cấm việc Thừa phát lại kiêm luôn việc giảng dạy mà chỉ cấm kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản. Do đó, Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại sẽ không bị phạt vì không vi phạm.

Khi vi phạm quy định về hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại thì bị xử lý như sau:

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Hành nghề thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản và quản lý, thanh lý tài sản.

– Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

Như vậy, thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề luật sư. Nếu có hành vi vi phạm thì bị phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng.

Theo quy định năm 2022, nhân viên thừa phát lại có được công chứng văn bản không?

Hiện nay, thuật ngữ công chứng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Như vậy, công chứng chỉ thực hiện theo Luật Công chứng, do Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Trong khi đó, Thừa phát lại chỉ có nhiệm vụ tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác mình điều kiện thi hành án… mà không được thực hiện việc công chứng.

Đồng thời, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP cũng khẳng định:

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Và Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020. Như vậy, Thừa phát lại không có nhiệm vụ công chứng văn bản.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Vừa làm giảng viên vừa làm thừa phát lại có được không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; hoàn thuế gtgt cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thừa phát lại có được đồng thời làm luật sư không?

thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề luật sư. Nếu có hành vi vi phạm thì bị phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng.

Để trở thành thừa phát lại cần có các yếu tố nào?

Để trở thành thừa phát lại cần có các yếu tố sau:
Không có tiền án;
Có bằng cử nhân luật;
Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

Chưa miễn nhiệm công chứng viên thì có được bổ nhiệm Thừa phát lại không?

Theo quy định, người chưa miễn nhiệm công chứng viên thì không được bổ nhiệm Thừa phát lại. Hiện tại bạn vẫn đang trong nhiệm kỳ của công chứng viên thì bạn vẫn chưa thể nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại được.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.