Tối 6/10, đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ đánh ghen chồng cặp bồ với “tiểu tam” trên xe ô tô ở Hồ Tây, Hà Nội gây xôn xao cộng đồng mạng. Trong clip có thể thấy cô vợ đã túm tóc “tiểu tam” và kéo rất mạnh ra ngoài dù có sự can ngăn của chồng. Vậy liệu có dấu hiệu tội cố ý gây thương tích trong trường hợp này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Đánh ghen là gì?
Đánh ghen là cách gọi thông thường để chỉ hành vi bằng lời nói hoặc hành động của một người đối với người mà họ cho là có quan hệ tình cảm bất chính với vợ hoặc chồng của mình. Tuy nhiên, tùy vào mức độ, tính chất của hành vi; người đánh ghen có thể bị phạt hành chính thậm chí có thể bị xử lý hình sự.
Cấu thành tội cố ý gây thương tích
Mặt chủ thể
Chủ thể của tội cố ý gây thương tích là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của cá nhân về tội cố ý gây thương tích là người từ đủ 16 tuổi trở lên và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm về tội này khi thuộc tội phạm rất nguy hiểm hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Cá nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; đó là: khi đang thực hiện hành vi phạm tội người này đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan:
Tội cố ý gây thương tích có hành vi khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này được thể hiện trong nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội để khiến cho người khác bị thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe. Vì vậy, nhiều cá nhân cùng thực hiện tội phạm này; những cá nhân đó có một trong các hành vi của người thực hành; người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều là hành vi của tội phạm này.
Những hành vi có dấu hiệu của tội phạm tuy nhiên mức độ nguy hiểm gây ra cho xã hội không đáng kể thì không phải tội phạm và sẽ xử lý bằng các biện pháp khác như xử phạt hành chính được với mức xử phạt do Chính phủ quy định.
Cách thức thực hiện:
Cần xác định được người phạm tội sử dụng phương tiện; công cụ hay dùng cách thức nào; gây ra thương tích đối với nạn nhân tại vị trí nào; với mức độ hành vi tấn công ra sao để quyết định người này có đủ yếu tố về mặt khách quan cấu thành tội cố ý gây thương tích hay không.
Phương tiện, công cụ sử dụng có tính sát thương cao hay không: người phạm tội chỉ lựa chọn phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng (ví dụ sử dụng tay; chân, gậy guộc,…) hay có sử dụng phương tiện; công cụ có tính chất gây sát thương cao nhưng vị trí tấn công không phải vị trí chí mạng, cường độ không lớn (việc sử dụng vũ khí này sẽ là tình tiết định khung hình tăng nặng của tội phạm)
Vị trí tấn công: tấn công vào những vị trí không xung yếu trên cơ thể nạn nhân (nơi xung yếu trên cơ thể thường là vùng đầu; vùng ngực, vùng cổ,…)
Thực hiện hành vi với cường độ, mức độ tấn công có nhiều, mạnh hay không: việc tấn công liên tục, mạnh vào một vị trí của nạn nhân có thể sẽ không được coi là tội cố ý gây thương tích nữa mà chuyển sang tội cố ý giết người.
Hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích cho người khác là để lại vết thương; được xác nhận bằng kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi với mong muốn hay để mặc cho kết quả xảy ra; mong muốn cho người khác bị thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe.
Mặt khách thể
Xâm phạm đến khách thể của tội phạm là việc xâm phạm đến lĩnh vực được pháp luật Việt Nam bảo vệ mà theo quy định của Bộ luật Hình sự thì phải bị xử lý hình sự. Khách thể của tội cố ý gây thương tích đó là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.
Gây rối trật tự công cộng là gì?
Ngoài ra, chị vợ đánh ghen có thể bị xử về tội gây rối trật tự công cộng. Đây là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định; có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự; an toàn xã hội; trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước; của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.
Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi; bổ sung 2017 quy định về Tội gây rối trật tự công cộng theo đó người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự; an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nơi công cộng là nơi phục vụ chung cho nhiều người: như quảng trường, công viên, đường phố,…
Hình phạt tội gây rối trật tự công cộng
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này;
- Người đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
- Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
- Xúi giục người khác gây rối;
- Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Cố ý gây thương tích khi đòi nợ theo quy định bị xử lý như thế nào?
- Tội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động nặng xử lý thế nào?
Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Nếu bạn nhất định phải tìm đến người tình của vợ /chồng, hoặc muốn bắt quả tang thì không nên rủ rê người thân bạn bè quá đông để tránh gây rối trật tự công cộng. Đồng thời luôn giữ bình tĩnh và kiềm chế bản thân để không bị dính vào vòng lao lý. Bạn phải xác định, nhiệm vụ là ghi lại bằng chứng. Bằng chứng này vô cùng quan trọng, để vợ hoặc chồng không thể chối cãi hành vi ngoại tình. Đồng thời nó sẽ trở thành bằng chứng trước Tòa án khi bạn muốn sử dụng nó để ly hôn
Phá hoại gia đình người khác hiện không có một định nghĩa chính xác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, “phá hoạt gia đình người khác” thường được hiểu là hành vi chen chân vào một mối quan hệ hôn nhân giữa hai người đã đăng ký kết hôn. Hành vi này thường kèm theo hành vi phá hoại, chia rẽ tình cảm vợ chồng; uy hiếp, đe dọa người vợ; ép người vợ phải ly hôn;… Nhiều trường hợp, việc phá hoại còn kèm theo những bức hình “nóng” như một cách khủng bố tinh thần.