Công chức viên chức tham gia đánh bạc xử lý ra sao?

09/10/2021
Công chức viên chức tham gia đánh bạc xử lý ra sao?
1141
Views

Vừa qua công an đã bắt 11 đối tượng đánh bạc; trong đó có Hiệu trưởng và giáo viên tham gia gây xôn xao dư luận. Vậy công chức viên chức tham gia đánh bạc xử lý ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu sau đây.

“Ông Phạm Hữu Năm, Chủ tịch UBND xã Các Sơn (thị xã Nghi Sơn) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ công an bắt quả tang 11 đối tượng đánh bạc vào rạng sáng ngày 8/10 tại thôn Phú Sơn.

Thời điểm trên diễn ra trận bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và Trung Quốc vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. Các đối tượng tụ tập xem bóng đá và tổ chức đánh bạc.

Công an huyện và Công an tỉnh trực tiếp bắt quả tang và tạm giữ hình sự 11 đối tượng tại chiếu bạc cùng nhiều tang vật. Trong các đối tượng tham gia, có 2 Hiệu trưởng Tiểu học thuộc xã Các Sơn và 1 giáo viên THPT”, ông Năm cho biết.

Hai hiệu trưởng đánh bạc bị tạm giữ hình sự là ông P. H. H, Hiệu trưởng trường tiểu học C.S.A và  ông P.H.Q, Hiệu trưởng trường tiểu học C.S.B.

Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra.”

Thế nào là công chức viên chức?

Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định:

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;…. trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Theo Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức quy định:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Công chức viên chức tham gia đánh bạc xử lý ra sao?

Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3; Điều 31 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017; thì đảng viên tham gia đánh bạc bị khai trừ ra khỏi đảng khi thuộc 2 trường hợp:

– Tham gia đánh bạc gây hậu quả rất nghiêm trọng;

– Chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm.

Xử lý kỷ luật công chức tham gia đánh bạc

Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP; hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức; có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

– Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;

– Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

– Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

– Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

Xử lý kỷ luật viên chức tham gia đánh bạc

Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức theo Điều 52 Luật viên chức 2010 bao gồm:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Cách chức;

– Buộc thôi việc;

Xem xét xử lý kỷ luật cách chức căn cứ Điều 12,13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP như sau:

“Điều 12. Cách chức

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

………….

3. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;

4. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

“Điều 13. Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

………

6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.”

Truy cứu trách nhiệm hình sự công chức viên chức tham gia đánh bạc

Công chức viên chức tham gia đánh bạc có thể bị phạt tù; theo Điều 321 Bộ Luật hình sự năm 2015 về tội đánh bạc như sau:

Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Công chức viên chức tham gia đánh bạc xử lý ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhân viên đánh bạc trong công ty bị xử lý kỷ luật ra sao?

Khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;”

Như vậy nhân viên đánh bạc trong công ty sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải.

Cho người khác mượn nhà đánh bạc bị phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 4 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình,
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc. Với mức độ nghiêm trọng có thể bị phạt tù về tội tổ chức đánh bạc trái phép.

Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù ?

 Điều 321 Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định về Tội đánh bạc như sau:
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời