Viên chức nghỉ thai sản đánh giá cuối năm như thế nào? Viên chức nghỉ thải sản đánh giá cuối năm ra sau? Đánh giá cuối năm như thế nào khi viên chức nghỉ thai sản? Đánh giá cuối năm là một hình thức không thể thiếu vào cuối năm để đánh giá cách thức làm việc của công chức, viên chức. Vậy Viên chức nghỉ thai sản đánh giá cuối năm như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều viên chức hiện nay. Sau đây là tư vấn của Luật sư 247.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tiêu chuẩn đánh giá viên chức
Thời gian nghỉ thai sản của viên chức nữ lên đến 06 tháng, vậy viên chức nghỉ thai sản đánh giá cuối năm như thế nào? công việc xét trên 01 năm hay thời gian thực tế công tác? Đánh giá viên chức được chi thành 3 loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ. Sau đây là tiêu chuẩn của từng loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Viên chức không giữ chức vụ quản
– Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
– Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ; chất lượng; hiệu quả cao; trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.
Viên chức quản lý
-Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điềm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này;
– Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao;
– Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chi tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
– 100% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên; trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Viên chức không giữ chức vụ quản lý
– Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
– Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Viên chức quản lý
– Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này;
– Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả;
– Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng;
– 100% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Hoàn thành nhiệm vụ
Viên chức không giữ chức vụ quản lý
– Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
– Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.
Viên chức quản lý
– Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này;
– Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp;
– Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
– Có ít nhất 70% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Không hoàn thành nhiệm vụ
Viên chức không giữ chức vụ quản lý
– Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
– Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
– Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Viên chức quản lý
– Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
– Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
– Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
– Đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Viên chức nghỉ thai sản đánh giá cuối năm như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc đánh giá viên chức cụ thể như sau:
- Viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm; trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
- Viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
Nhưng vậy, trong 01 năm viên chức có thời gian nghỉ thai sản thì việc đánh giá viên chức trong trường hợp này sẽ đánh giá trên thời gian làm việc thực tế trong năm của viên chức.
Ví du: Năm 2021, viên chức A nghỉ thai sản từ tháng 01 đến tháng 06. Thì việc đánh giá cuối năm theo tiêu chí quy định trong 06 tháng (từ tháng 07 đến tháng 12).
Trên đây là tư vấn về “Viên chức nghỉ thai sản đánh giá cuối năm như thế nào?”. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn có thể liên đến hotline 0833102102
Bài viết liên quan
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Công chức viên chức tham gia đánh bạc xử lý ra sao?
Tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định thời điểm đánh giá cuối năm viên chức: Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
Theo Luật viên chức 2010 quy định các loại kỷ luật viên chức cụ thể như sau:
Khiển trách;
Cảnh cáo;
Cách chức;
Buộc thôi việc.
Theo khoản 1, Điều 36 Luật viên chức 2010 quy định: Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
Như vậy, thời gian tối đa của biệt phải là 03 năm trừ một số trường hợp khác.