Chính sách mới có hiệu lực hôm nay (10/11/2021)

10/11/2021
808
Views

Các chính sách có hiệu lực luôn tác động đến bộ phận người dân. Đặc biệt là các chính sách mới khi có hiệu lực. Hôm nay, ngày 10/11/2021, Thông tư 16/2021/TT-BYT quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 sẽ chính thức có hiệu lực. Vậy chính sách này quy định về những gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 16/2021/TT-BYT

Nội dung tư vấn

Xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 là gì?

Xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 là phương pháp quan trọng; để sàng lọc người nhiễm hoặc ước tính tỷ lệ người nhiễm trong cộng đồng.Xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2

Xét nghiệm PCR là gì?

PCR (Polymerase Chain Reaction gọi là phản ứng chuỗi polymerase) là một kỹ thuật được phát minh vào năm 1985; bởi một nhà khoa học người Mỹ tên là Kary Mullis. Phát minh này được coi là một cuộc cách mạng lớn đối với nền y học thế giới, và đã được trao giải thưởng danh giá Nobel vào năm 1993.

Nguyên lý hoạt động của PCR là nhằm tạo ra một lượng lớn các bản sao ADN từ một đoạn ADN chọn lọc chỉ trong một thời gian ngắn. Sự sao chép ADN được diễn ra trong môi trường in vitro tương tự như trong quá trình phân bào.

Bằng kỹ thuật PCR, từ một lượng khuôn ADN rất nhỏ như: một giọt máu, một sợi tóc hay một tế bào,… người ta có thể khuếch đại chính xác, trật tự một lượng lớn lên đến hàng triệu bản nhằm phục vụ cho các quá trình khảo sát trong phản ứng.

Xét nghiệm PCR được coi như một bước đột phá trong y khoa. Sử dụng kỹ thuật PCR hỗ trợ các chuyên gia y tế phát hiện nhiều bệnh lý trong cơ thể con người. Vậy chính sách mới có hiệu lực hôm nay (10/11/2021) quy định những gì?

Tại sao phải xét nghiệm PCR?

Phương pháp xét nghiệm PCR có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với xét nghiệm truyền thống như:

  • Cho kết quả xét nghiệm nhanh, thường không quá 5 giờ kể từ khi bắt đầu làm xét nghiệm.
  • Phát hiện được các tác nhân vi sinh vật gây bệnh mà phòng thí nghiệm lâm sàng không có khả năng phát hiện với các xét nghiệm vi sinh hay miễn dịch truyền thống như các tác nhân virus (HCV, HBV, HPV…), tác nhân vi sinh không thể triển khai nuôi cấy được tại phòng thí nghiệm lâm sàng vì khả năng gây dịch cao (H5N1) hay khó nuôi cấy (C. trachomatis, L.pneumophila), hay có mặt rất ít trong bệnh phẩm ( tuberculosis trong lao ngoài phổi, tác nhân viêm màng não mủ cụt đầu…), hay là các tác nhân có thể nuôi cấy được nhưng thời gian có kết quả chung cuộc quá lâu (M. tuberculosis).
  • Xét nghiệm PCR còn có thể cho ra kết quả định lượng chính xác số bản copies virus/ 1 ml máu. Từ đó hỗ trợ rất đắc lực cho bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị, cũng như tiên lượng giai đoạn bệnh.
  • Phát hiện các đột biến gen gây ung thư, gây các bệnh di truyền khác…nhằm có biện pháp phòng ngừa bệnh.
  • Xác định mối quan hệ huyết thống giữa những cá thể khác nhau.

Chính sách mới có hiệu lực hôm nay (10/11/2021)

Theo đó, Thông tư này quy định cơ cấu giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bao gồm:

  • Chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu và bảo quản mẫu; thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.
  • Chi phí tiền lương theo ngạch bậc, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP; không bao gồm phụ cấp phòng, chống dịch Covid-19 của cán bộ và nhân viên y tế.
  • Chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
    Đồng thời, mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 được quy định như sau:
  • Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh: tối đa không quá 109.700 đồng/xét nghiệm.
  • Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng máy miễn dịch tự động hoặc bán tự động: tối đa không quá 186.600 đồng/xét nghiệm.
  • Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR:
    + Trường hợp mẫu đơn: tối đa không quá 518.400 đồng/xét nghiệm.
    + Trường hợp gộp mẫu: tùy theo số que lấy mẫu, mức giá xét nghiệm tối đa quy định cụ thể tại cột 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Trên đây là chính sách mới có hiệu lực hôm nay (10/11/2021).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết về Chính sách mới có hiệu lực hôm nay (10/11/2021). Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp:

Xét nghiệm Covid 19 ở đâu?

Đối với thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà có nghìn ca mắc mỗi ngày; thì tại trang chủ của Bộ Y tế thông tin, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản giao các bệnh viện và Trung tâm Y tế quận, huyện, quận Thủ Đức thực hiện xét nghiệm cho người dân cần có kết quả xét nghiệm để ra khỏi địa bàn vào ngày 7/7/2021.
Còn trường hợp nếu bạn muốn xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2; hay còn gọi phương pháp xét nghiệm RT-PCR; thì đến các phòng xét nghiệm của các đơn vị được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2.

Không đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 nơi công cộng bị phạt thế nào?

Việc không đeo khẩu trang nơi công cộng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay là rất nguy hiểm, có nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Hành vi làm giả giấy xét nghiệm là hành vi như thế nào?

Hành vi làm giả giấy xét nghiệm có thể hiểu là hành vi làm giả giấy tờ. Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật; không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp; mà được làm ra với bề ngoài giống như thật; nhằm mục đích “đánh lừa”; lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi; hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân. 
Như vậy làm giả giấy xét nghiệm là hành vi làm những giấy tờ không có thật; không thực hiện đúng các quy định pháp luật. Làm giả giấy xét nghiệm ở đây chính là làm giả giấy tờ; không tuân thủ quy định về xét nghiệm Covid-19 của Bộ Y tế.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời