Viên chức có được chuyển sang công chức không qua thi tuyển không?

25/01/2022
Viên chức có được chuyển sang công chức không qua thi tuyển hay không?
642
Views

Ông Bùi Văn Trí (Lai Châu) tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kỹ thuật hoá học năm 2010. Năm 2012 được Sở Nội vụ tuyển dụng viên chức Trung tâm Tư vấn kiểm định xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng dựng, hưởng bậc lương ngạch Kỹ sư 13.095. Đến nay ông Trí đã công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học được hơn 7 năm và đang hưởng lương bậc 3 đại học.

Đến năm 2017 ông tốt nghiệp đại học bằng 2 ngành kỹ thuật xây dựng công trình. Nay ông Trí dự kiến xin xét tuyển vào công chức không qua thi tuyển tại Sở Xây dựng tại vị trí việc làm còn thiếu. Ông Trí hỏi, theo quy định tại Thông tư 03/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ, trường hợp của ông xét về thời gian công tác và bằng tốt nghiệp đại học bằng 2 thì có đủ điều kiện để xét tuyển công chức không qua thi tuyển không?

Luật sư X xin trả lời câu hỏi “Viên chức có được chuyển sang công chức không qua thi tuyển không?” như sau: 

Căn cứ pháp lý

Công chức, viên chức là gì?

Khái niệm công chức được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019:
“ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.

Ví dụ: Công chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, Chủ tịch UBND Huyện, …

– Khái niệm viên chức quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 như sau: “ Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Ví dụ: Viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ bệnh viện E,…

Quy định tuyển dụng công chức không qua thi tuyển 

Về điều kiện tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển được thực hiện theo quy định Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ và Khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, viên chức khi chuyển thành công chức phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có ít nhất 5 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Căn cứ quy định nêu trên, đối với trường hợp của ông tốt nghiệp đại học năm 2010 và có thời gian làm viên chức tại Trung tâm Tư vấn kiểm định xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng từ năm 2012. Như vậy, ông có thể được xét tuyển vào công chức không qua thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu kinh nghiệm công tác phù hợp với công việc ông đã đảm nhận tại Trung tâm Tư vấn kiểm định xây dựng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Viên chức có được chuyển sang công chức không qua thi tuyển không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Điểm giống nhau giữa công chức và viên chức

– Điều kiện để trở thành công chức và viên chức đều là người có quốc tịch Việt Nam.
– Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng các điều kiện để trở thành công chức, viên chức.
– Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể; thường xuyên trong phạm vi được quy định.
– Được đảm bảo được hưởng về tiền lương, tiền công; và chế độ lao đông theo quy định của pháp luật.
– Được tham gia bảo hiểm xã hội; và được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào được đặc cách tuyển thẳng vào viên chức?

– Có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí yêu cầu trình độ đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng; có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như cán bộ, công chức cấp xã; người hưởng lương trong quân đội, công an, làm công tác cơ yếu…
– Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành như văn hóa; nghệ thuật, thể dục, thể thao; ngành nghề truyền thống;
– Đã là cán bộ, công chức, viên chức sau đó được chuyển đến lực lượng vũ trang, cơ yếu; tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp…

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức

– Tổ chức họp kiểm điểm;
– Thành lập Hội đồng kỷ luật;
– Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.