Vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng và chế tài xử lý?

24/09/2022
Vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng và chế tài xử lý?
342
Views

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường sống của con người và cũng là bảo vệ quyền sống trong môi trường trong lành của chúng ta. Vậy vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng và chế tài xử lý ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng và chế tài xử lý?

Xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định số 45/2022/NĐ-CP được ban hành ngày 07/7/2022. Theo đó, một số mức phạt với hành vi vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

  • Phạt tiền tối đa 01 tỉ đồng đối với cá nhân và 02 tỉ đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngoài ra, các nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm:

  • Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với giấy phép môi trường, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

Ngoài các hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định; buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường…

Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường.
  • Phạt tiền từ 50 – 80 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường.
  • Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 – dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 – dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường.

Phạt tiền từ 500 – 01 triệu đồng với hành vi vứt bỏ rác thải không đúng nơi quy định. Trong đó, những vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 100 – 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
  • Phạt tiền từ 150 – 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
  • Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng…
Vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng và chế tài xử lý?
Vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng và chế tài xử lý?

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã dành riêng Chương 19 để quy định về các tội phạm môi trường gồm:

  • Tội “Gây ô nhiễm môi trường” (Điều 235);
  • Tội “Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại” (Điều 236);
  • Tội “Vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường” (Điều 237);
  • Tội “Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông” (Điều 238);
  • Tội “Đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam” (Điều 239);
  • Tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” (Điều 242);
  • Tội “Hủy hoại rừng” (Điều 243);…

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định cụ thể về chính sách của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường như sau:

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
  • Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
  • Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
  • Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
  • Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
  • Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
  • Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
  • Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
  • Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội.

Có thể thấy, các chính sách về bảo vệ môi trường bao gồm các chính sách về việc:

  • Thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân;
  • Xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường, chú trọng tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường và các hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường;
  • Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường;
  • Phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải;
  • Hội nhập, hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và các chính sách về việc phát triển các dự án kinh tế – xã hội.
Vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng và chế tài xử lý?
Vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng và chế tài xử lý?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng và chế tài xử lý?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty mới; thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, biên bản hủy hóa đơn điện tử của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Công bố công khai thông tin xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

Công khai thông tin cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội trong các trường hợp sau:
– Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường.
– Cá nhân, tổ chức bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường hoặc bị đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
– Cơ sở bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm buộc di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt thuộc các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2, khoản 5 và khoản 7 Điều 32; điểm g khoản 2 và khoản 4 Điều 33.
– Các trường hợp khác do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định theo quy định pháp luật.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
– Công an nhân dân;
– Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường;
– Thanh tra quốc phòng;
– Bộ đội biên phòng;
– Cảnh sát biển;
– Hải quan;
– Kiểm lâm, Kiểm ngư và Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Thanh tra chuyên ngành công thương và Quản lý thị trường;
– Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa;
– Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;
– Cục Quản lý môi trường y tế.

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như thế nào?

Các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.