Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài nguyên và môi trường?

04/09/2022
Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài nguyên và môi trường?
315
Views

Việt Nam là một thành viên của Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozon. Theo Công ước xét thấy cần thiết phải có những biện pháp thích hợp bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường, chống lại những ảnh hưởng có hại do kết quả hoặc dễ có khả năng làm thay đổi tầng ôzôn. Nhận thấy rằng sự phát thải một số chất trên toàn thế giới có thể làm suy giảm tầng ôzôn, ảnh hưởng có hại đối với sức khoẻ con người và môi trường. Do đó cần phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa để kiểm soát tổng lượng phát thải toàn cầu của các chất làm suy giảm. Vậy để hạn chế các chất bị kiểm soát này cần phải làm gì? Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và môi trường với việc này ra sao? Để làm rõ vấn này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài nguyên và môi trường?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về các chất bị kiểm soát để bảo vệ tầng ô zôn theo Nghị định thư Montreal

Nghị định thư Montréal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn (một nghị định thư của Công ước Vienna về bảo hộ của các tầng ôzôn) là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất được cho là chịu trách nhiệm về sự suy giảm ôzôn. Hiệp ước này được mở cho việc ký kết vào ngày 16 tháng 9 năm 1987, và đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 1989.

Việt Nam cũng là một thành viên của Công ước Vienna do đó cũng phải tuân thủ theo các quy định này. Theo đó Việt Nam cũng cần có trách nhiệm trong việc kiểm soát các chất gây hại đến tầng ozon.

Theo Nghị định thư, “Chất được kiểm soát” tức là chất (được liệt kê) ở Phụ lục A hoặc ở Phụ lục B (Phụ lục B, Phụ lục C hoặc Phụ lục E) kèm theo Nghị định thư này, dù là tồn tại riêng hoặc trong hợp chất. Chất được kiểm soát bao gồm những chất đồng phân của chất bất kỳ như vậy, trừ những chất được xác định cụ thể ở Phụ lục liên quan, nhưng [nó] loại trừ [tuy nhiên] bất kỳ chất được kiểm soát [như vậy] hoặc hỗn hợp có trong chế phẩm không phải là containơ dùng để vận chuyển hoặc cất giữ chất đó.”

Theo đó các chất được kiểm soát sẽ theo quy định tại Phụ lục A, phụ lục B, Phụ lục C, Phụ lục E của Nghị định thư.

Một số chất được kiểm soát nêu tại Phụ lục A như sau:

Nhóm I gồm các chất: CFCl3; CF2Cl2; C2F3Cl3; C2F4Cl2; C2F5Cl

Nhóm II gồm các chất: CF2BrCl; CF3Br; C2F4Br2

– Phụ lục B:

Nhóm I: CF3Cl; C2FCl5; C2F2Cl4; C3FCl7; C3F2Cl6; C3F3Cl5; C3F4Cl4; C3F5Cl3; C3F6Cl2; C3F7Cl
Nhóm II: CCl4
Nhóm III: C2H3Cl3

Phụ lục C:

Nhóm I: CHFCl2; CHF2Cl2; CH2FCl; C2HFCl4; C2HF2Cl3; C2HF3Cl2; CHCl2CF3; C2HF4Cl; CHFClCF3; C2H2FCl3; C2H2F2Cl2; C2H2F3Cl; C2H3FCl2; CH3CFCl2; C2H3F2Cl; CH3CF2Cl; C2H4FCl; C3HFCl6; C3HF2Cl5; C3HF3Cl4; C3HF4Cl3; C3HF5Cl2; CF3CF2CHCl2; CF2ClCF2CHClF; C3HF6Cl; C3H2FCl5; C3H2F2Cl4; C3H2F3Cl3; C3H2F4Cl2; C3H2Cl5Cl; C3H3FCl4; C3H3F2Cl3; C3H3F3Cl2,…

Nhóm III: CH2BrCl

Quy định về việc kiểm soát các chất để bảo vệ tầng ozon theo pháp luật Việt Nam

Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài nguyên và môi trường?
Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài nguyên và môi trường?

Việc bảo vệ tầng ozon được cụ thể hóa vào pháp luật Việt Nam tại Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn.

Theo Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát như sau:

1. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát bao gồm:

a) Bromochloromethane;

b) Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);

c) Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);

d) Halon;

đ) Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);

e) Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);

g) Methyl bromide;

h) Methyl chloroform.

2. Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC theo giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 65% mức tiêu thụ cơ sở;

b) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2029: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 32,5% mức tiêu thụ cơ sở;

c) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2030 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia trung bình hằng năm không vượt 2,5% mức tiêu thụ cơ sở;

d) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2040: cấm nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC.

Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài nguyên và môi trường?

Theo Khoản 1 Điều 29 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài nguyên và môi trường, như sau:

Điều 29. Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Viên và Nghị định thư Montreal, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về các chất được kiểm soát. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan:

a) Thực hiện quản lý các chất được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà Việt Nam là thành viên; phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất HCFC, HFC theo giai đoạn và hằng năm;

b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát; trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục, hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát và quy định về điều kiện sản xuất, sử dụng các chất được kiểm soát theo cam kết thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Công bố, sửa đổi, bổ sung danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện kèm theo mã số hàng hóa thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở thống nhất với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số hàng hóa;

d) Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến về đăng ký, báo cáo, phân bổ và quản lý hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát; kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia về quản lý các chất được kiểm soát;

đ) Tổ chức việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia đối với Nghị định thư Montreal; phối hợp với cơ quan đầu mối của các quốc gia khác trong việc thực hiện các biện pháp tuân thủ Nghị định thư Montreal của Việt Nam;

e) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đăng ký, báo cáo, sử dụng hạn ngạch; quản lý việc thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý các chất được kiểm soát;

g) Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định này và các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý chất được kiểm soát.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài nguyên và môi trường?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc và muốn tham khảo mẫu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với các chất làm suy giảm tầng ô dôn bị kiểm soát?

Các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
b) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
c) Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;
d) Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các chất được kiểm soát bị cấm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Doanh nghiệp có được sản xuất các chất bị kiểm soát hay không?

Theo Điều 24 Nghị định 06/2022/NĐ-CP thì các danh nghiệp vẫn có thể sản xuất các chất bị kiểm soát. Tuy nhiên phải thực hiện việc đăng ký sản xuất. Cụ thể đối tượng phải đăng ký sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất, nhập khẩu, sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát bao gồm:
a) Tổ chức có hoạt động sản xuất chất được kiểm soát;
b) Tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chất được kiểm soát;
c) Tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát;
d) Tổ chức sở hữu thiết bị có chứa các chất được kiểm soát: máy điều hòa không khí có năng suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kW (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định của các thiết bị lớn hơn 586 kW (2.000.000 BTU/h); thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn hơn 40 kW;
đ) Tổ chức thực hiện dịch vụ thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất được kiểm soát.

Việc phân bổ hạn sản sản xuất chất kiểm soát của Bộ tài nguyên và môi trường?

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét quyết định phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu cho tổ chức theo quy định tại Mẫu số 03A của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này thông qua các hoạt động sau:
a) Rà soát, đánh giá thông tin đăng ký và báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát của tổ chức;
b) Đối chiếu tổng lượng tiêu thụ quốc gia và mục tiêu, yêu cầu quản lý về các chất được kiểm soát;
c) Tổ chức kiểm tra thực tế nhằm xác minh thông tin đăng ký, đánh giá hồ sơ năng lực, kỹ thuật và công nghệ sản xuất trong trường hợp cần thiết;
d) Lấy ý kiến Bộ Công Thương bằng văn bản về dự kiến phân bổ hạn ngạch. Thời gian tham gia ý kiến của Bộ Công Thương là không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.

Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Sở Tài nguyên và môi trường?

 Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan:
a) Giám sát việc thực hiện loại trừ và các quy định về thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất được kiểm soát của các tổ chức trên địa bàn quản lý;
b) Cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến các tổ chức sử dụng các chất được kiểm soát trên địa bàn quản lý theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền về những trường hợp vi phạm quy định về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.