Quyền tác giả hay bản quyền là quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm ấy, giúp chống lại các hành vi vi phạm bảo hộ bản quyền. Vậy, hành vi như thế nào được coi là vi phạm bảo hộ bản quyền? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về bản quyền
Bản quyền là một cách gọi khác của quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì đây là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này sẽ được phát sinh khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không cần thông qua bất cứ thủ tục gì.
Nhìn chung, bản quyền hay quyền tác giả là cách thức mà pháp luật trao quyền cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm. Những quyền này cơ bản bao gồm: đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;,… Đặc biệt là được quyền khai thác các giá trị tương ứng từ chính tác phẩm đó.
Vi phạm bảo hộ bản quyền là gì?
Vi phạm bản quyền, vi phạm quyền tác giả là vi phạm về luật sở hữu trí tuệ . Việc một chủ thể khác sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi quyền tác giả mà không có sự cho phép từ phía chủ sở hữu. Những hành vi này thực hiện một cách trái phép mà không được sự đồng ý của bên có quyền hay không thuộc các trường hợp được pháp luật cho phép. Các hành vi này thường được biểu hiện dưới dạng như: sao chép, phân phối, tự ý sửa chữa, thay đổi nội dung,…
Khi nào xác định được hành vi vi phạm bản quyền là gì?
Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định:
“Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”
Như vậy, phải xét đến từng yếu tố cho một hành vi cụ thể để có thể nhận định được chính xác về hành vi xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định.
Các yếu tố vi phạm bảo hộ bản quyền
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:
“1. Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- a) Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
- b) Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
- c) Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
- d) Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
đ) Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
Sản phẩm có yếu tố xâm phạm quy định tại khoản này bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền tác giả.”
Để xác định một bản sao hoặc tác phẩm (hoặc bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) có phải là yếu tố xâm phạm quyền tác giả hay không, cần so sánh bản sao hoặc tác phẩm đó với bản gốc tác phẩm hoặc tác phẩm gốc.
Xử phạt vi phạm bảo hộ bản quyền
Trong trường hợp vi phạm bản quyền, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa; cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử; trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Xem thêm:
Xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan phạt như thế nào?
Đăng ký bản quyền tác giả trọn gói
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Vi phạm bảo hộ bản quyền là gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bài viết trên Facebook vẫn có thể bảo hộ quyền tác giả. Chủ sở hữu có thể đăng ký bản quyền tác giả các bài viết, hình ảnh của mình trên Facebook để có thể đảm bảo quyền lợi; và tránh bị xâm phạm tới hình ảnh, bài viết của mình.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không đăng ký quyền tác giả thì tác giả và chủ sở hữu vẫn được hưởng các quyền đó. Tuy nhiên, việc không đăng ký quyền tác giả sẽ dễ xảy ra tình huống tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ; gây ra nhiều khó khăn…
Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo; và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam. (theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên).