Vi bằng là gì theo quy định của pháp luật hiện hành

17/09/2021
vi bằng là gì
468
Views

Có rất nhiều thủ tục phổ biến như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh… được rất nhiều người biết đến. Và chắc hẳn ai tham gia vào các giao dịch về đất đai, nhà ở thì đều đã được biết đến vi bằng. Những giấy tờ, hợp đồng liên quan đến nhà đất luôn cần phải được hiểu một cách chính xác. Bởi nếu không, các giao dịch này rất dễ vô hiệu; ảnh hưởng đến các bên trong giao dịch. Tuy nhiên, nhiều người hiểu chưa đúng về vi bằng. Vậy vi bằng là gì? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi đang thực hiện giao dịch mua bán nhà. Phía đối tác yêu cầu tôi đến Thừa phát lại để lập vi bằng. Cho tôi hỏi vi bằng là gì? Có nhất thiết phải lập hay không và giá trị của nó như thế nào? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Vi bằng là gì?

Theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Như vậy, vi bằng có thể được hiểu là một tệp văn bản ghi nhận lại những sự kiện, hành vi có thật; được thực hiện bởi Thừa phát lại. Sự kiện hành vi này phải được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến để đảm bảo tính chính xác. Vi bằng được lập theo yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu.

Vậy một vi bằng sẽ thường có những nội dung gì? Sau khi được lập, Thừa phát lại sẽ phải gửi bộ vi bằng về Bộ Tư pháp; để cập nhật lên cơ sở dữ liệu về vi bằng. Cơ sở dữ liệu về vi bằng phải có các thông tin chính sau đây:

  • Tên Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng.
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng; họ, tên người tham gia khác (nếu có).
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng; nội dung chính của sự kiện, hành vi được ghi nhận.
  • Thời gian cập nhật, duyệt nội dung cập nhật vi bằng; tài liệu chứng minh (nếu có) trên cơ sở dữ liệu.
  • Bản sao điện tử vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có).
  • Thông tin về việc vi bằng, tài liệu chứng minh vi phạm; và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).

Có thể thấy một vi bằng sẽ có những nội dung cơ bản như nội dung sự kiện ghi nhận; thông tin của Thừa phát lại lập vi bằng và thông tin người yêu cầu; địa điểm thời gian lập vi bằng…

Giá trị pháp lý của vi bằng

Sau khi tìm hiểu vi bằng là gì, vấn đề tiếp theo chính là lập vi bằng để làm gì. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Xuất phát từ việc lập vi bằng chỉ mang tính ghi nhận các sự kiện, hành vi diễn ra; mà không có tính xác thực; hoặc xác minh tính hợp pháp, nên vi bằng không thể thay thế các văn bản công chứng, chứng thực…

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem thêm: 

Trường hợp không được lập vi bằng

Thừa phát lại không lập vi bằng trong các trường hợp sau đây:

  • Trong trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
  • Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
  • Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
  • Ghi nhận sự kiện; hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
  • Ghi nhận sự kiện; hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi thường gặp

Có được lập vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không?

Trong các trường hợp không được lập vi bằng có đề cập đến trường hợp: Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất là trái quy định pháp luật, thay vào đó vi bằng được lập ra để ghi nhận một số sự kiện liên quan đến chuyển nhượng nhà đất.

Có phải đóng dấu giáp lai giữa các tờ ở trong vi bằng hay không?

Một trong những nội dung chủ yếu của vi bằng chính là chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
Như vây, đối với vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ theo quy định.

Đăng ký vi bằng như thế nào?

Văn phòng Thừa phát lại gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính 01 bộ vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) về Sở Tư pháp nơi Văn phòng đặt trụ sở hoặc cập nhật vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) vào cơ sở dữ liệu về vi bằng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng hoặc kể từ ngày Văn phòng Thừa phát lại cập nhật vào cơ sở dữ liệu về vi bằng, Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký vi bằng hoặc duyệt nội dung cập nhật trên cơ sở dữ liệu về vi bằng.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vi bằng là gì. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Đánh giá bài viết
Từ khóa:
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời