Vẽ và dán quảng cáo trên cột điện phạt đến 4 triệu đồng

10/01/2022
Vẽ và dán quảng cáo trên cột điện phạt đến 4 triệu đồng
965
Views

Hiện nay tình trạng vẽ, dán quảng cáo trên cột điện đang diễn ra khá phổ biến. Để tránh tình trạng đó xảy ra; Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Theo quy định pháp luật hiện hành vẽ và dán quảng cáo trên cột điện có thể bị phạt đến 4 triệu đồng. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Vẽ và dán quảng cáo trên cột điện bị phạt bao nhiêu?

Tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 38/2021 quy định mức xử phạt vi phạm về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:

Điều 34. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Ngoài ra, Nghị định 144/2021 đã bổ sung quy định mới về xử phạt hành vi viết, vẽ, dán… lên tường, cột điện mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt sẽ tăng gấp đôi, tức sẽ bị phạt tiền từ 2-4 triệu đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả của việc vẽ và dán quảng cáo trên cột điện

Điều 4 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III bao gồm:

1. Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm tại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;

2. Buộc trả lại tài nguyên thông tin đã đánh tráo hoặc chiếm dụng;

3. Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo hoặc buộc tháo dỡ biển hiệu;

4. Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân;

5. Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm;

6. Buộc tháo gỡ phim, bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số;

Như vậy, trong trường hợp vẽ và dán quảng cáo trên cột điện đã vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo; bạn bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả ở đây là buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.

Những hành vi bị cấm trong quảng cáo

Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh; khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố

Ai có thẩm quyền lập biên bản hành vi vẽ và dán quảng cáo trên cột điện?

Điều 63 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Điều 63. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 64 đến Điều 70 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

3. Chỉ huy tàu bay, trưởng tàu, thuyền trưởng đang thi hành nhiệm vụ theo chức năng; quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển và phương tiện thủy nội địa.

Như vậy, ngoài Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân; Công an nhân dân thì Chỉ huy tàu bay, trưởng tàu; thuyền trưởng cũng có quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo?

Căn cứ điều 11 luật quảng cáo 2012; quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo nhu sau:

+ Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

+ Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

+ Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Vẽ và dán quảng cáo trên cột điện phạt đến 4 triệu đồng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thuê người khác vẽ, dán quảng cáo lên các cột điện có bị xử phạt không

Thuê người khác để dán quảng cáo sản phẩm của bạn lên các cột điện, hành vi này bị coi là vi phạm pháp luật nên bạn vẫn phải chịu trách nhiệm khi người được thuê đã dán quảng cáo sản phẩm của bạn lên cột điện. Trong trường hợp này bạn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng và buộc phải tháo gỡ, xóa quảng cáo đã dán trên cột điện.

Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hành vi vẽ và dán quảng cáo trên cột điện?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Thanh tra
Công an nhân dân
Bộ đội biên phòng
Quản lý thị trường

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.