Vay tiền ngân hàng nhưng không có khả năng chi trả thì có bị đi tù không?

18/03/2022
703
Views

Đầu năm 2020, tôi vay tiêu dùng 100 triệu đồng của ngân hàng, trả trong 12 tháng, tổng số tiền gốc và lãi gần 120 triệu đồng. Tôi đóng được 3 tháng và hiện tại thất nghiệp, không thể trả tiếp. Nếu không trả, tôi có thể bị khởi kiện hay bị bắt với lý do chiếm đoạt tiền không? Vay tiền ngân hàng nhưng không có khả năng chi trả thì có bị đi tù không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017

Vay tiền ngân hàng nhưng không có khả năng chi trả thì có bị đi tù không?

Theo điều 463 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, người có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì có thể bị xem xét về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự.

Vay tiền ngân hàng nhưng không có khả năng chi trả thì có bị đi tù không?

Đơn xin xác nhận vay vốn ngân hàng

Mời bạn đọc tham khảo mẫu dưới đây:

CỘNG HÒA XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————

ĐƠN XIN XÁC NHẬN

Kính gửi: ………………………………….. ……………………………………..

Tên tôi là:…………………………………………. Nam (Nữ)………………………..

Năm sinh………………………….. là sinh viên có mã số ……………………….

Lớp ……………………… Khoa…………………………………………………………

Khóa…………………….. Trường………………………………………………………

Thời gian khóa học: từ …… tháng….. năm…. đến….tháng ….năm….

Họ và tên cha ( hoặc mẹ hoặc ng­ười đại diện theo pháp luật): …………..

Địa chỉ: Thôn (Ấp) ……………… Xã (Ph­ường, Thị trấn)…………………….

Huyện (Quận)…………………………… Tỉnh (Thành phố)……………………..

Tôi viết đơn này, xin nhà tr­ường xác nhận cho tôi là sinh viên đang học tại trường để gia đình tôi hoàn thành thủ tục vay vốn của Ngân hàng.

…, ngày……tháng……năm…….

Ngư­ời làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên)

Thủ tục vay vốn ngân hàng chính sách xã hội như thế nào?

Đối tượng được vay vốn

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bao gồm:

– Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

– Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình, thuộc một trong các đối tượng:

+ Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định của pháp luật

+ Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo nêu trên.

+ Hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian học sinh, sinh viên học tại các trường có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

Phương thức cho vay

– Đối với học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình:

+ Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay thông qua hộ gia đình của học sinh, sinh viên. Cha hoặc mẹ hoặc một thành viên khác là người đại diện gia đình đứng ra vay vốn và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng CSXH.

+ Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi đang sinh sống, được Tổ xem xét đủ điều kiện vay vốn và lập danh sách đề nghị vay vốn Ngân hàng CSXH gửi UBND cấp xã xác nhận.

– Đối với học sinh, sinh viên mồ côi: Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay trực tiếp học sinh, sinh viên tại Ngân hàng CSXH nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở.

Vay tiền ngân hàng nhưng không có khả năng chi trả thì có bị đi tù không?

Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

– Thời hạn tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay điều tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học.

Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

– Thời hạn trả nợ: Thời gian trả nợ được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi.

+ Đối với học sinh, sinh viên có thời gian đào tạo đến một năm: Thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.

+ Đối với học sinh, sinh viên có thời gian đào tạo trên một năm: Thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

Chuyển nhầm tiền cho tài khoản khác ngân hàng có lấy lại được không?

Nếu chuyển nhầm tài khoản khác ngân hàng thì sự việc có vẻ phức tạp hơn so với chuyển nhầm tiền tài khoản cùng ngân hàng; phải có sự tham gia của rất nhiều các bên liên quan gồm: Người chuyển nhầm; ngân hàng chuyển tiền; ngân hàng nhận tiền và chủ tài khoản nhận tiền.
Quy trình giải quyết tình huống này như sau:

  • Chủ tài khoản chuyển nhầm báo lại cho bên ngân hàng mình đã tiến hành giao dịch và thông tin về tài khoản đã chuyển tiền nhầm.
  • Ngân hàng tiếp nhận yêu cầu của khách hàng đồng thời rà soát và kiểm tra lại lịch sử giao dịch của khách hàng đó.
  • Ngân hàng chuyển tiền báo lại sự việc trên cho bên ngân hàng nhận tiền. Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng chuyển tiền; bên ngân hàng nhận tiền sẽ tiến hành giải quyết trong vòng từ 3-5 ngày. Liên hệ với chủ tài khoản nhận nhầm để yêu cầu hoàn lại số tiền đã nhận.
  • Ngân hàng nhận tiền sẽ bồi hoàn lại tiền cho ngân hàng chuyển; và gửi lại về tài khoản của khách hàng gửi tiền.

Cố tình chiếm giữ tiền của người chuyển nhầm có thể bị phạt tù cao nhất 5 năm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015; “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu; chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu; chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”.

Do đó; nếu người nào nhận được tài sản của người khác mà không phải của mình nhưng cố tình chiếm giữ không trả lại cho người chuyển nhầm; thì có thể làm đơn trình báo gửi đến Công an cấp huyện nơi xảy ra sự việc để điều tra.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vay tiền ngân hàng nhưng không có khả năng chi trả thì có bị đi tù không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có thể tố giác tội phạm lừa đảo tại những cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 145 và khoản 2 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự; thì người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn toàn có quyền tố giác, báo tin tại cơ quan điều tra công an cấp huyện; hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.

Vay vốn được hiểu là như thế nào?

Vay vốn là số tiền mà một cá nhân hay một doanh nghiệp đi vay mượn từ các nguồn khác để sử dụng với điều kiện sẽ trả lại theo thời hạn cũng như yêu cầu mà bên cho vay đưa ra.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.