Vay tiền chưa có điều kiện trả bị đe dọa cả gia đình thì làm thế nào ? 

29/01/2022
Vay tiền chưa có điều kiện trả bị đe dọa cả gia đình thì làm thế nào ?
572
Views

Dựa vào những mối quan hệ làm ăn hoặc bạn bè, gia đình việc cho vay tiền có khi không được xác lập thành hợp đồng vay tiền hoặc chỉ thông qua chuyển khoản. Vậy, khi người vay không chịu trả hoặc cố tình không trả thì có được đe dọa gia đình không? Nếu vay tiền chưa có điều kiện trả bị đe dọa cả gia đình thì làm thế nào ? Những thắc mắc về việc “Vay tiền chưa có điều kiện trả bị đe dọa cả gia đình thì làm thế nào ?” sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết dưới dây, mời bạn tham khảo!

Căn cứ pháp lý 

Vay tiền chưa có điều kiện trả nhưng bị đe dọa cả gia đình thì làm thế nào?

Trường hợp chủ nợ đòi đến nhà lấy đồ ngang giá trị

Việc bạn vay nợ nhưng chưa trả được chủ nợ hoàn toàn có quyền khởi kiện dân sự; để yêu cầu Tòa án buộc bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu bạn không có tiền để trả nợ thì mới xảy ra phương án là kê biên tài sản để trả nợ. Tài sản của bạn có bị kê biên hay không là theo phán quyết của Tòa án.

Pháp luật hiện hành không cho phép việc cá nhân chủ nợ tự ý “giữ” hay chiếm đoạt tài sản của người khác nhằm mục đích buộc họ trả tiền (trả nợ) cho mình. Cụ thể, tại Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp, nếu chủ nợ của bạn tìm tới tận nhà bạn và có hành vi tự ý “lấy tài sản có giá trị tương đương” để trừ nợ thì bạn có quyền tố cáo hành vi của người này ra cơ quan công an về tội Cưỡng đoạt tài sản.

Trường hợp chủ nợ đe dọa đập phá nhà

Cụ thể, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Nếu việc chủ nợ nhắn tin đe dọa gây ảnh hưởng đến cuộc sống, đe dọa tới tính mạng và an nguy của gia đình thì bạn hoàn toàn có thể sao chụp lại những tin nhắn đe dọa để làm chứng cứ tố cáo với cơ quan công an về hành vi của người chủ nợ này để bảo vệ bản thân và gia đình bạn.

Ngoài việc phải chịu hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội – tức chủ nợ của bạn còn có thể bị buộc phải bồi thường do thiệt hại mà mình gây ra (nếu họ thực sự tới đập phá nhà bạn) theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Trường hợp gọi điện mắng và hăm dọa

vay tiền chưa có điều kiện trả gọi điện mắng và hăm doạ để đòi nợ có bị xử phạt hành chính không

 Việc vay tiền chưa có điều kiện trả thì gọi điện mắng và hăm doạ để đòi nợ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về việc xúc phạm danh sự, nhân phẩm người khác tuỳ vào tính chất từng hành vi

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình. quy định:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ; nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao; lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện; nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng; hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Vay tiền chưa có điều kiện trả bị đe dọa cả gia đình thì làm thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm những gì? Được bồi thường ra sao? 

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường ra sao? 

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.