Tung tin giả trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

25/10/2021
Tung tin giả trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?
868
Views

Hiện nay vấn nạn về tung tin giả trên mạng xã hội; vẫn tiếp diễn nhất là thời điểm dịch bệnh như hiện nay ; nhiều trường hợp đã lợi dụng mạng xã hội; để đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 gây hoang mang trong dư luận. Vậy theo quy định hành vi tung tin giả trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là tung tin giả trên mạng xã hội?

Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo; là một loại hình báo chí hoặc tuyên truyền bao gồm các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp xúc phạm người khác; lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.

Khi các phương tiện truyền thông xã hội trỗi dậy; phát triển mạnh mẽ đã phá vỡ nhiều ranh giới ngăn chặn các tin tức giả mạo lan truyền. Nếu trước đây, tin tức được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi đăng tải chính thức trên phương tiện truyền thông; thì truyền thông mạng xã hội trao quyền cho bất cứ ai đều có thể tạo ra và truyền bá thông tin, 

Nổi bật là mạng xã hội Facebook cho phép mọi người trao đổi thông tin với quy mô lớn hơn bao giờ hết. Sự tăng trưởng của truyền thông mạng xã hội; được coi là yếu tố cốt lõi cho sự lan tràn của tin giả mạo. Cho đến khi cơ quan chức năng công bố hàng loạt tin giả thì sự lan truyền của nó đã rộng khắp cộng đồng, dĩ nhiên không ai có thể kiểm soát được hậu quả của những tin giả đến đâu, nhưng không ít tin giả đã gây cho cộng đồng những phen hoảng hốt không nhỏ hay xúc phạm người khác gây ảnh thưởng đến cuộc sống của họ

Những hành vi tung tin giả trên mạng xã hội sẽ đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm và xử phạt theo quy định.

Tung tin giả trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính hành vi tung tin giả trên mạng xã hội

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; quy định thì hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực… sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; thì mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Nếu cá nhân có hành vi vi phạm; thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, tung tin giả trên mạng xã hội; thì cá nhân sẽ bị phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng. Tổ chức vi phạm bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

Chịu trách nhiệm hình sự hành vi tung tin giả trên mạng xã hội về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông; những thông tin trái với quy định của pháp luật; tung tin giả trên mạng xã hội gây dư luận xấu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính; mạng viễn thông quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015:

Khung 1

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

Khung 2

Tung tin giả trên mạng xã hội có thể bị phạt lên đến 7 năm tù.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

Ngoài bị phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi tung tin giả trên mạng xã hội về tội vu khống

Ngoài ra, hành vi tung tin giả trên mạng xã hội; có thể còn bị truy cứu hình sự về tội vu khống; căn cứ Điều 156 Bộ luật hình sự 2015

“Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

…………”

Như vậy

  • Trường hợp xác định được chính xác người tung tin giả trên mạng xã hội và có tính chất vu khống thì tùy từng mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tù.
  • Nếu không xác định được chính xác người tung tin sai sự thật mà chỉ xác định được người đưa tin lên mạng thì có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến dưới 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Tung tin giả trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Không gỡ bỏ thông tin sai sự thật bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 10Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện việc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

Bịa đặt người khác phạm tội có bị đi tù không?

Bịa đặt người khác phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015:
1.Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
……..
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy hành vi bịa đặt người khác phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

Xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác bị phạt bao nhiêu tiền?

Người có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời