Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu có bị xử phạt không?

20/12/2021
751
Views

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong được giải đáp. Gần đây, trong xóm tôi có vài thanh niên trẻ tuổi tụ tập dưới gầm cầu để mở tiệc. Họ có đốt lửa để nướng đồ ăn và gây mất trật tự. Hành vi tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu sẽ bị xử phạt không? Vậy mức phạt dành cho hành vi này như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, Luật sư X xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Hành vi tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu

Trong các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Luật giao thông đường bộ, có quy định về vấn đề trên. Cụ thể là “phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ”. Hành vi này được liệt kê cụ thể là hành vi bị nghiêm cấm.

Việc đốt lửa trên vỉa hè nếu thực hiện thường xuyên và liên tục có thể sẽ làm hư hỏng vỉa hè, lòng đường, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra hỏa hoạn hoặc hư hỏng tài sản. Tại các thành phố lớn, nếu đốt lửa bừa bãi sẽ rất dễ có khả xảy ra cháy, nổ, thậm chí có thể gây thiệt hại về người và của. Chính vì vậy, cần nghiêm cấm cũng như có chế tài xử lý nếu vi phạm.

Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu có bị xử phạt không?

Đối với hành vi tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu; neo đậu tàu, thuyền dưới gầm cầu hoặc trong phạm vi hành lang an toàn cầu;”

Tóm lại, mức phạt dành cho hành vi này được áp dụng cho 2 chủ thể. Cá nhân có thể bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Nếu là pháp nhân có thể bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông bị xử phạt bao nhiêu?

Mức phạt đối với hành vi này được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân.
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức.

Chủ thể bị phạt là người thực hiện hành vi “Tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông”.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Đó là buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi. Mà thay đổi này do vi phạm hành chính gây ra.

Các hành vi khác bị xử phạt về vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường; hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ;

b) Tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu.

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông; đặt ống bơm nước, bơm cát qua đường, đốt lửa trên mặt đường.

Trách nhiệm hình sự

Nếu hành vi tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu gây ra hậu quả nghiêm trọng và thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

  1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về bài viết Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu có bị xử phạt không? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn chúng tôi để giải đáp những thắc mắc.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Cấp cảnh báo là gì?

Cấp cảnh báo là thông báo bằng văn bản cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu liên quan về tình trạng bất bình thường của kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các trường hợp cần thiết khác, kèm theo các biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.