Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ bị xử phạt ra sao?

20/12/2021
Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ bị xử phạt ra sao
1879
Views

Chào luật sư, tuần trước tôi đang lái xe đi làm về. Qua một đoạn đường vắng tôi gặp hai chiếc xe máy; đi với tốc độ rất nhanh và còn lạng lách đánh võng; nhìn trông rất nguy hiểm. Nhìn qua tôi thấy các cháu lái xe còn rất trẻ, chỉ 17,18 tuổi; bằng tuổi con nhà tôi. Tôi muốn tìm hiểu pháp luật để về dạy dỗ con mình. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ bị xử phạt ra sao? Mong nhận được tư vấn của luật sư

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư 247 xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Nội dung tư vấn

Hành vi phóng nhanh lạnh lách, đánh võng luôn là nỗi bức xúc; và lo lắng cho người đi đường, uy hiếp đến trật tự an toàn giao thông. Sở thích nguy hiểm bất chấp vi phạm pháp luật này; vẫn diễn ra khá phổ biến, đó là hành vi vô văn hoá; coi thường pháp luật của một số nhóm đối tượng trẻ tuổi hiện nay.

Đi xe lạng lách đánh võng là hành vi trái pháp luật

Lạng lách đánh võng là một hành vi đi xe nguy hiểm; đe dọa đến tính mạng của chính người điều khiển và cả những người tham gia giao thông khác; trên đường bộ. Hành vi này được biểu hiện như: đánh tay lái sang hai bên; làm cho xe chao nghiêng, đảo qua đảo lại như đưa võng trên đường; (đi xe) luồn lách, lạng bên nọ bên kia với tốc độ cao để vượt lên.

Bởi tính chất của hành vi này; pháp luật đã dành ra những quy định riêng về chế tài. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ được lạng lách đánh võng phạt bao nhiêu tiền; cho nên vẫn còn thờ ơ, vi phạm vào các quy định của pháp luật.

Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ bị xử phạt ra sao?

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

Điểm b Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

” 7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;”

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Như vậy, nếu người điều khiển phương tiện ô tô mà lạng lách, đánh võng thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng trong trường hợp vi phạm lần đầu; nếu tái phạm thì thời gian tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; là từ 03 tháng đến 05 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Căn cứ Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

Đồng thời, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Như vậy người điều khiển xe máy lạng lách đánh võng sẽ bị xử phạt từ 6.000.000-8.000.000 đồng.

Ngoài ra, Khoản 9 cũng quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này ;mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Như vậy, trường hợp chạy xe máy lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong đô thị ;gây tại nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; từ 03 tháng đến 05 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều này).

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện); người điều khiển xe thô sơ khác

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Ngoài ra, người nào tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu phương tiện.

Bên cạnh đó, không chỉ người điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng bị xử phạt mà những người tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng cũng bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 triệu đồng.

Cách thức nộp phạt khi vi phạm khi vi phạm giao thông

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt: Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Nộp phạt vi phạm giao thông chậm có bị phạt không?

Vi phạm giao thông là hành vi vi phạm hành chính và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm (không xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ) và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thủ tục nộp tiền phạt

Theo Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

  • Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
  • Đối với cá nhân, tổ chức vi phạm ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi thì có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
  • Nếu việc xử phạt diễn ra ở trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
  • Nếu hết thời hạn nêu trên mà cá nhân, tổ chức vi phạm; không nộp phạt vào ngân sách nhà nước; thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm; phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Như vậy, cá nhân vi phạm giao thông nhưng không nộp phạt đúng thời hạn quy định; thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; đồng thời phải nộp thêm 0,05% tiền chậm nộp trên tổng số tiền phạt vi phạm.

Giải quyết vấn đề

Như vậy hành vi lạng lách đánh võng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ bị xử phạt ra sao” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Luật sư 247 còn cung cấp thêm 1 số dịch vụ tư vấn pháp luật: giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,….Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ số điện thoại 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép?

Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định rất rõ về mức phạt đối với hành vi đua xe trái phép; cổ vũ đua xe trái phép.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ôtô trái phép.

Xe máy bị che lấp biển số thì bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.

Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ bị phạt bao nhiêu?

Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ; (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất; trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe) bị phạt:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3; và các loại xe tương tự xe mô tô.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên; xe mô tô ba bánh.

4/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.