Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong được giải đáp. Tôi có nghe nói hành vi Tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy mức phạt dành cho hành vi này là như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, Luật sư X xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Hành vi tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông
Trong các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Luật giao thông đường bộ có quy định về vấn đề trên. Cụ thể là nghiêm cấm “phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ”. Hành vi này được liệt kê cụ thể là hành vi bị nghiêm cấm.
Hành vi tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Điều này có thể dẫn đến những vụ tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, việc làm này còn ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông bị xử phạt bao nhiêu tiền
Mức phạt đối với hành vi này được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức.
Chủ thể bị phạt là người thực hiện hành vi “Tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông”.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Đó là buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi. Mà thay đổi này do vi phạm hành chính gây ra.
Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu có bị xử phạt không?
Đối với hành vi tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu; neo đậu tàu, thuyền dưới gầm cầu hoặc trong phạm vi hành lang an toàn cầu;”
Tóm lại, mức phạt dành cho hành vi này được áp dụng cho 2 chủ thể. Cá nhân có thể bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Nếu là pháp nhân có thể bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Hành vi làm hư hỏng hệ thống thoát nước công trình đường bộ có bị xử phạt không?
Hành vi trên bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể là có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân. Nếu là pháp nhân thì có thể bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thủ tục nộp tiền phạt
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt. Nộp tiền phạt thực hiện tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước.
Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu?
- Nộp online (đối với quy định xử phạt vi phạm giao thông) thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại. Nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt (Đối với trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.
Có thể nộp phạt vi phạm hành chính nhiều lần được không?
Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh mọi người rất khó khăn. Đặc biệt đối với những hành vi mà bị xử phạt lên tới 5.000.000 đồng hay nhiều hơn. Đó không phải là con số nhỏ đối với nhiều người. Vậy trong trường hợp không đủ tiền nộp phạt trong một lần thì có thể tiến hành nộp phạt nhiều lần hay không? Vấn đề trên cũng được khá nhiều người quan tâm và mong muốn được giải đáp.
Căn cứ theo Nghị đinh 81/2013/NĐ-CP, trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
Có thể bạn quan tâm
- Cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông
- Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ bị xử phạt ra sao?
- Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển bị phạt bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về bài viết Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu có bị xử phạt không? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Cấp cảnh báo là thông báo bằng văn bản cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu liên quan về tình trạng bất bình thường của kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các trường hợp cần thiết khác, kèm theo các biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu.