Tự giác nộp tài sản tham nhũng được xem xét giảm mức kỷ luật không?

09/07/2022
510
Views

Xin chào luật sư. Cho tôi hỏi có phải đảng viên sẽ được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật khi tự giác nộp tài sản tham nhũng đúng không? Vậy việc xử lý kỷ luật với đảng viên tham nhũng được quy định như thế nào? Việc giảm nhẹ hay tăng nặng mức xử lý kỷ luật căn cứ vào đâu. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Người có hành vi tham nhũng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự. Bên cạnh đó họ còn bị kỷ luật bởi cơ quan họ đang làm việc. Đối với Đảng viên việc xử lý kỷ luật sẽ do tổ chức đảng thực hiện. Mới đây Quy định 69 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên của Bộ chính trị được ban hành. Trong đó quy định việc xử lý kỷ luật với đảng viên và tổ chức đảng. Cùng với đó là các hình thức xử lý, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mức xử lý? Vậy việc xử lý với đảng viên tham nhũng như thế nào? Để giải đáp vấn đề này; Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Tự giác nộp tài sản tham nhũng được xem xét giảm mức kỷ luật”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Tham nhũng, tài sản tham nhũng là gì?

Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

Các hành vi tham nhũng cụ thể sau:

  • Tham ô,
  • Nhận hối lộ,
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn dùng tài sản đưa hối lộ,
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân, l
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ;
  • Lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để vụ lợi;
  • Giả mạo trong công tác để vụ lợi.

Tài sản mà người phạm tội có được thông qua việc tham nhũng là tài sản tham nhũng. Nó cũng có thể là tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng.

Theo Điều 93 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định:

Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Quy định về việc kỷ luật đối với đảng viên tham nhũng

Tự giác nộp tài sản tham nhũng được xem xét giảm mức kỷ luật
Tự giác nộp tài sản tham nhũng được xem xét giảm mức kỷ luật

Tùy hành vi và mức độ vi phạm việc kỷ luật với đảng viên sẽ theo hình thức tương ứng. Bên cạnh đó QUy định 69 còn nêu lên các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ việc kỷ luật. Theo đó khi có các tình tiết giảm nhẹ sẽ được xem xét giảm mức kỷ luật. Và ngược lại sẽ tăng mức xử lý nếu có các tình tiết tăng nặng. Vậy việc xử lý đối với đảng viên tham nhũng được quy định như thế nào?

Tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật

Theo Điều 5 Quy định 69, tình tiết giảm nhẹ mức xử lý kỷ luật đối với đảng viên như sau:

a) Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng. Tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.

b) Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.

c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm. Tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm. Tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.

d) Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định. Không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 14, Điều 2 Quy định này.

Tình tiết tăng nặng mức xử lý kỷ luật

Theo Khoản 2 Điều 6 Quy định 69, các tình tiết tăng nặng mức xử lý bao gồm:

a) Đã được tổ chức đảng yêu cầu kiểm điểm nhưng không thực hiện, không sửa chữa khuyết điểm, vi phạm. Không tự giác nhận khuyết điểm, vị phạm, hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; gây thiệt hại về vật chất phải bồi hoàn nhưng không bồi hoàn, không khắc phục hậu quả hoặc khắc phục không đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, không tự giác nộp lại tiền, tài sản do vi phạm mà có.

b) Đối phó, quanh co, cản trở quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Bao che cho người vi phạm. Đe doạ, trù dập, trả thù người đấu tranh, tố cáo, người làm chứng, người cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm.

c) Vi phạm có tổ chức, là người chủ mưu. Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật. Ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm. Che giấu, sửa chữa, tiêu huỷ chứng cứ, tạo lập tài liệu, hồ sơ, chứng cứ giả.

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh thực hiện chính sách an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh để trục lợi. Ép buộc, vận động, tổ chức, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.

Xử lý kỷ luật đối với đảng viên tham nhũng

Theo Điều 39 Quy định 69 Đảng viên tham nhũng bị xử lý như sau:

Khiển trách

Khi thuộc một trong các hành vi sau gây hậu quả ít nghiêm trọng:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân do mình trực tiếp quản lý trái quy định.

b) Không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định về kế khai, kiểm soát tài sản, thu nhập thuộc trách nhiệm được giao hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, về giải trình biến động tài sản và nguồn gốc của tài sản tăng thêm.

c) Buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách mà không chủ động xử lý.

d) Tổ chức giao lưu, du lịch, tặng quà để lợi dụng, mua chuộc người có trách nhiệm ban hành quyết định không đúng quy định, nhằm trục lợi cho bản thân, gia đình mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp mà mình tham gia.

đ) Tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt để tặng, nhận quà với động cơ vụ lợi.

e) Quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, cho chuyển công tác đối với nhân sự là đối tượng đang trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, xem xét xử lý kỷ luật, bị kiến nghị xử lý vi phạm theo kết luận kiểm tra, thanh tra, đang điều tra hoặc giải quyết tố cáo.

Cảnh cáo hoặc cách chức

Khi thuộc trường hợp:

– Đã kỷ luật mà tái phạm.

– Hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng

-Hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Tạo điều kiện để vợ (chồng), bố, mẹ, con, con dâu, con rể, anh, chị, em ruột mình hoặc bên vợ (chồng) hoặc người khác thực hiện dự án, kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực, đơn vị do mình trực tiếp phụ trách, theo dõi trái quy định nhằm trục lợi.

b) Dùng công quỹ của Nhà nước, tập thể hoặc tiền, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ để giao dịch, biếu xén, hối lộ hoặc sử dụng trái quy định.

c) Biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực. Không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng, tiêu cực.

d) Khai không trung thực, hợp thức hoá hồ sơ để được giao đất không đúng đối tượng, tiêu chuẩn. Thông đồng, khai khống, nâng giá đền bù không đúng với thực tế để chiếm đoạt tiền của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong đền bù giải phóng mặt bằng.

đ) Quyết định, phê duyệt hoặc tổ chức thực hiện dự án đầu tư xảy ra tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước. Đầu tư công tràn lan không hiệu quả. Chi tiêu công quỹ trái quy định.

e) Kê khai tài sản, giải trình biến động tài sản, nguồn gốc tài sản, thu nhập không trung thực.

g) Để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng tại cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách.

h) Tiết lộ thông tin, đe doạ, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực.

i) Lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về tham nhũng, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân.

k) Nhờ người khác đứng tên hoặc đứng tên hộ người khác mua bất động sản, tài sản có giá trị nhằm trục lợi, che giấu kê khai tài sản, thu nhập.

l) Chỉ đạo, ép buộc cấp dưới đầu tư xây dựng công trình giao thông, công trình công cộng gần nhà mình không đúng quy hoạch nhằm trục lợi.

Khai trừ khỏi đảng

-Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng

– Hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Mở tài khoản chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mua, bán tài sản ở nước ngoài trái quy định. Tổ chức, tham gia hoạt động rửa tiền dưới mọi hình thức.

b) Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục trái quy định tạo lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ nhằm mục đích trục lợi.

c) Tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc kê khai tài sản, thu nhập. Đối phó, cản trở việc kiểm tra, giám sát, xác minh tài sản, thu nhập.

d) Không chỉ đạo và tổ chức thu hồi. Cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực.

đ) Sử dụng dự thảo kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán để đe doạ đối tượng kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán nhằm trục lợi.

e) Chỉ đạo xử lý hành chính, kinh tế đối với hành vi tham nhũng, tiêu cực, có dấu hiệu tội phạm hoặc cho miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trái pháp luật đối với người phạm tội tham nhũng, tiêu cực.

g) Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che hoặc cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để làm trái quy định, trục lợi. Dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

h) Đưa, nhận, môi giới hối lộ. Môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định. Đưa, nhận “hoa hồng” hoặc môi giới đưa, nhận “hoa hồng” trái quy định. Những nhiễu, vòi vĩnh khi thực thi công vụ.

i) Tham ô tiền, tài sản, lợi dụng chính sách an sinh xã hội và quỹ cứu trợ, cứu nạn để tham nhũng, tiêu cực. Lợi dụng việc lập quỹ để trục lợi.

k) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham mưu, cho chủ trương, thẩm định, phê duyệt, quyết định đấu thầu, chỉ định thầu hoặc quyết định đầu tư, cấp phép, quyết định tỉ lệ phần vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp, liên quan đến dự án, đề án kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đấu giá đất, tài sản Nhà nước nhằm trục lợi.

l) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác. Hoặc giả mạo trong công tác để trục lợi. Sử dụng trái phép tài sản của Đảng, Nhà nước, của tập thể nhằm trục lợi.

m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao để bao che, tiếp tay hành vi vi phạm pháp luật; cản trở, can thiệp trái pháp luật việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giảm án nhằm trục lợi.

n) Không bồi hoàn, giao nộp tiền, tài sản đã sử dụng, chiếm đoạt do tham nhũng. Không chủ động thu hồi hoặc cản trở thu hồi tài sản tham nhũng.

o) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để chiếm dụng tài sản công.

p) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trái quy định của pháp luật.

q) Lợi dụng công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết để trục lợi.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Tự giác nộp tài sản tham nhũng được xem xét giảm mức kỷ luật”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam. Hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm là bao lâu?

Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
– 5 năm đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
– 10 năm đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
– Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với:
+Vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ;
+Vi phạm chính trị nội bộ;
+ Vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
+ Việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Kỷ luật đảng viên có hiệu lực trong bao lâu?

Theo Khoản 5 Điều 2 Quy định 69 quy định như sau:
Sau 12 tháng, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Do đó thời hạn có hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật là 12 tháng.

Khai trừ khỏi đảng là gì?

Khai trừ khỏi Đảng là một trong các hình thức kỷ luật đối với Đảng viên có vi phạm và vi phạm ở mức độ nghiêm trọng. Người bị khai trừ sẽ không còn là đảng viên. Sau đó người này không thể tiếp tục được kết nạp vào đảng. Khai trừ khởi đảng cũng khác với hình thức xóa tên khỏi đảng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.