Tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?

29/06/2023
Tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?
196
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Tuấn Ngọc, hiện nay tôi đang làm việc cho một công ty liên quan tới cung cấp đồ gia dụng. Tôi đã làm việc ở đây được 5 năm, đãi ngộ công ty vô cùng tốt nhưng do có những định hướng riêng trong tương lai nên tôi quyết định nghỉ việc. Tuy nhiên trước khi xin nghỉ hẳn thì tôi đang thắc mắc một vấn đề liên quan tới đóng bảo hiểm xã hội, không biết là nếu tôi nghỉ như vậy thì còn tự đóng bảo hiểm xã hội được nữa hay không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?” , và để nắm rõ thêm nữa những thắc mắc xoay quanh câu hỏi, mời bạn tham khảo bài viết dưới này của chúng tôi:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Bảo hiểm xã hội nghĩa là gì?

Trước tiên, để trả lời các câu hỏi liên quan tới bảo hiểm xã hội thì phải hiểu rõ được ý nghĩa của bảo hiểm xã hội là gì. Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.

Tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?

Vấn đề có thể tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc không là điều được rất nhiều người lao động quan tâm, bởi mỗi ngày có cả trăm người bỏ việc, nghỉ việc hay. Khi nghỉ việc như vậy thì quyền lợi của người lao động sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và để trả lời cho câu hỏi trên thì theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; lực lượng quân đội…;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Mặt khác, căn cứ vào khoản 4 Điều 2 Luật BHXH 2014, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc.

Như vậy, người lao động khi nghỉ việc có thể tự đóng bảo hiểm cho mình. Tuy nhiên, khi tự đóng bảo hiểm xã hội người lao động phải tham gia BHXH dưới hình thức BHXH tự nguyện. Do tham gia BHXH tự nguyện nên người lao động chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất mà mất đi chế độ thai sản, chế độ ốm đau, TNLĐ-BNN. Điều này sẽ khiến người lao động bị thiệt thòi hơn so với những lao động tham gia BHXH bắt buộc.

Tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?
Tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?

Cần giải quyết như thế nào cho người lao động có lợi nhất để hưởng BHXH khi nghỉ việc ?

Người lao động nghỉ việc mà vẫn muốn tham gia BHXH để hưởng quyền lợi thì nên làm như thế nào để có lợi nhất. Căn cứ theo quy định của pháp luật thì người lao động có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:

Thứ nhất, trong trường hợp người lao động nghỉ việc để tìm việc mới thì căn cứ theo Điều 61 Luật BHXH 2014, người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Trong trường hợp người lao động nghỉ việc ở đơn vị cũ để tìm công việc mới tốt hơn, nên lựa chọn việc bảo lưu thời gian tham gia BHXH. Việc bảo lưu thời gian này rất có lợi cho người lao động. Trong trường hợp khi tìm được việc làm mới người lao động sẽ tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc và nhận nhiều quyền lợi hơn so với việc tham gia BHXH tự nguyện. 

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 3 Luật BHXH 2014 quy định về việc bảo lưu thời gian đóng BHXH như sau:

  • Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. 
  • Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.

Thứ hai, trong trường hợp người lao động nghỉ hẳn và làm việc tự do và không ký kết hợp đồng lao động với bất kỳ đơn vị hay doanh nghiệp nào thì người lao động nên lựa chọn hình thức tham gia BHXH tự nguyện. Với hình thức tham gia BHXH này, người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

Việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ tiếp tục duy trì chế độ hưu trí và chế độ tử tuất cho người lao động. Ngoài ra người lao động còn được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng BHXH tự nguyện để khuyến khích người dân tham gia. Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 Luật BHXH 2014 mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do người tham gia lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. 

Như vậy:

+ Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Quyết định 59/2015/QĐ-TTg thì mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng. Do vậy mức đóng BHXH thấp nhất ở thời điểm hiện tại là 154.000 đồng/tháng.

+ Mức lương cơ sở năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên sẽ tiếp tục được giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ). Do vậy mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất là 6,556 triệu đồng/tháng.

Người lao động có thể lựa chọn không tham gia BHXH, tuy nhiên với lựa chọn này người lao động sẽ mất đi rất nhiều lợi ích, đặc biệt đối với người lao động đã gần đủ điều kiện nhận lương hưu.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tự đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc được không?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về luật thừa kế về đất đai mới nhất,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các chế độ Bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.

Thủ tục chứng thực sổ Bảo hiểm xã hội như thế nào?

Để thực hiện chứng thực sổ bảo hiểm xã hội, người có nhu cầu cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
+ Người có thẩm quyền chứng thực ở trên sẽ kiểm tra, đối chiếu bản chính của sổ bảo hiểm xã hội với bản photo.
+
Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bảo sao từ bản chính sổ bảo hiểm xã hội. Nếu bản sao có từ 02 trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối; nếu có từ 02 tờ trở lên thì đóng dấu giáp lai.
+
Thực hiện ký tên, đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền nêu trên vào lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính.

Thay đổi thông tin trên CMTND được rút Bảo hiểm xã hội một lần không?

Theo Công văn 3835/BHXH-CST năm 2013 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ BHXH và CMND như sau:
“Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN”.
Như vậy, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thay đổi ngày cấp và địa chỉ chứng minh nhân dân thì không ảnh hưởng đến việc hưởng BHXH một lần của bạn sau này. Khi đủ điều kiện và có yêu cầu thì bạn vẫn được hưởng BHXH một lần.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.