Quá tuổi nghỉ hưu có phải đóng BHXH hay không?

27/06/2023
Quá tuổi nghỉ hưu có phải đóng BHXH hay không
367
Views

Trong quá trình tham gia lao động, đơn vị sử dụng lao động có trách nghiệm đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên của mình. Mục đích của quá trình đóng bảo hiểm xã hội là được hưởng chế độ hưu trí khi về già. Nhiều trường hợp người lao động đã đạt đến độ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn muốn tiếp tục làm việc. Vậy liệu Quá tuổi nghỉ hưu có phải đóng BHXH hay không? Qua tuổi nghỉ hưu có được tiếp tục ký hợp đồng lao động? Chế độ cho người lao động quá tuổi nghỉ hưu được quy định thế nào? Tất tần tật những vấn đề về người lao động quá tuổi nghỉ hưu sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động hiện nay

Nghỉ hưu có nghĩa là người lao động không làm việc nữa khi đã đạt đến một độ tuổi và điều kiện sức khoẻ nhất định. Tuổi nghỉ hưu được quy định theo pháp luật lao động và khi đến độ tuổi này, người lao động sẽ chấm dứt hợp đồng để an dưỡng tuổi già. Lương hưu, hưu trí, hay kế hoạch cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu ngày càng được quan tâm. Không chỉ người lao động lớn tuổi mà các bạn trẻ cũng dần có nhận thức hơn về kế hoạch dài hạn cho tương lai.

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:

– Kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

– Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định nêu trên được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động namLao động nữ
Năm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưuNăm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưu
202160 tuổi 3 tháng202155 tuổi 4 tháng
202260 tuổi 6 tháng202255 tuổi 8 tháng
202360 tuổi 9 tháng202356 tuổi
202461 tuổi202456 tuổi 4 tháng
202561 tuổi 3 tháng202556 tuổi 8 tháng
202661 tuổi 6 tháng202657 tuổi
202761 tuổi 9 tháng202757 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi62 tuổi202857 tuổi 8 tháng
  202958 tuổi
  203058 tuổi 4 tháng
  203158 tuổi 8 tháng
  203259 tuổi
  203359 tuổi 4 tháng
  203459 tuổi 8 tháng
  Từ năm 2035 trở đi60 tuổi

Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

Như vậy, căn cứ theo lộ trình và cách tính cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035, thì năm 2023, tuổi nghỉ hưu của người lao động là:

– Đối với lao động nam: 60 tuổi 9 tháng;

– Đối với lao động nữ: 56 tuổi.

Qua tuổi nghỉ hưu có được tiếp tục ký hợp đồng lao động?

Độ tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ khác nhau. Sự khác nhau này đến từ sự phát triển của xã hội, thể chất, sức khỏe trung bình, và thâm niên làm việc của mỗi người. Khi giao kết hợp đồng này phía công ty cần đảm bảo cho người lao động các chế độ và quyền lợi nhất định để đảm bảo sức khỏe cho người lao động như: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, môi trường làm việc và phạm vi công việc.

Theo quy định tại Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019, những người lao động tiếp tục đi làm sau độ tuổi nghỉ hưu sẽ được xếp vào nhóm người lao động cao tuổi.

Về việc ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:

  1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Như vậy, kể cả khi đã nghỉ hưu, người lao động đi làm vẫn sẽ được ký hợp đồng lao động bình thường. Lúc này các bên có thể thỏa thuận ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn.

Do tuổi tác đã cao nên những người lao động này đã được pháp luật dành cho một số đặc quyền:

  • Không phải làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
  • Được thỏa thuận về việc rút ngắn giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Quá tuổi nghỉ hưu có phải đóng BHXH hay không?

Trong quá trình làm việc, người lao động có thể gặp các vấn đề về sức khỏe, rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống. Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm đóng vai trò quan trọng đối với người lao động. Hiểu rõ về BHXH sẽ giúp người lao động bảo vệ quyền lợi của mình trong suốt quá trình làm việc và nghỉ hưu sau này.

Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như sau:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);”

Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì phải đóng xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, theo khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“ Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”

Vì vậy, người lao động đang hưởng lương hưu thì không phải đóng BHXH bắt buộc.

Ngoài ra theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

“ Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”

Vậy, tuy không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc, người lao động cao tuổi ngoài nhận tiền lương được trả theo công việc, thì còn được doanh nghiệp chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và được chuyển cùng lúc với kỳ trả lương.

Quá tuổi nghỉ hưu có phải đóng BHXH hay không
Quá tuổi nghỉ hưu có phải đóng BHXH hay không

Chế độ cho người lao động quá tuổi nghỉ hưu

Đối với người lao động cao tuổi, sau nhiều năm sinh sống và làm việc, việc suy giảm thể lực có thể dẫn đến nguy hiểm trong quá trình lao động, gây tai nạn hoặc những rủi ro khác. Tuy nhiên, khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Do đó, Điều 148 và Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định phải áp dụng một số chế độ làm việc phù hợp để lao động cao tuổi được tiếp tục làm việc an toàn và hiệu quả. Các chế độ áp dụng bao gồm:

(1) Được hưởng chế độ hưu trí và các quyền lợi thỏa thuận theo hợp đồng lao động;

(2) Rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian;

(3) Không làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

(4) Được quan tâm chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc.

Mặc dù kinh nghiệm tích lũy được đáng kể nhưng lao động cao tuổi lại bị giảm sút về thể lực, vì vậy việc đặt ra các đặc quyền này là cần thiết. Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm các quy định về sử dụng người lao động cao tuổi có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quá tuổi nghỉ hưu có phải đóng BHXH”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về bản án tranh chấp đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

NLĐ trên 60 tuổi có được đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu hay không?

Theo quy định tại khoản 4 điều 2 Luật BHXH 2014, người tham gia BHXH tự nguyên phải đáp ứng 2 điều kiện:
– Là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên
– Không thuộc một trong các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Vì thế, theo quy định và giới hạn đối tượng này, NLĐ trên 60 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu khi nghỉ việc.

Trên 60 tuổi có được coi là lao động cao tuổi không?

Theo quy định tại khoản 1 điều 148 Bộ luật lao động 2019, NLĐ cao tuổi là NLĐ đã đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng vẫn tiếp tục lao động, làm việc theo quy định của luật lao động. Tại khoản 2 điều 169 Bộ luật lao động, độ tuổi nghỉ hưu được quy định là:
NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu theo lộ trình. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của NLĐ được điều chỉnh cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Năm 2023, tuổi nghỉ hưu của người lao động là:
– Đối với lao động nam: 60 tuổi 9 tháng;
– Đối với lao động nữ: 56 tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.