Tôi nghe nói khi Nghị định mới có hiệu lực; mức đống bảo hiểm xã hội sẽ được điều chỉnh. Vậy cụ thể, từ 1/7 tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có gì thay đổi? Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tại Vĩnh Phúc là bao nhiêu? Mong luật sư giải đáp.
Kể từ ngày 1/7/2022; Nghị định 38/2022/NĐ- CP bắt đầu có hiệu lực. Theo đó mức lương tối thiểu các vùng sẽ được điều chỉnh. Cùng với đó, mức lương đống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng thay đổi theo. Vậy cụ thể tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tăng, giảm ra sao? Quy định về tiền lương đóng các bảo hiểm này như thế nào? Người lao động phải đóng bảo hiểm với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Từ 1/7 tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có gì thay đổi?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Luật Việc làm năm 2013
- Nghị định 38/2022/NĐ-CP
Quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
“Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.“
Trong đó, theo Điều 89 Luật này quy định:
Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.”
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo Khoản 2 Điều 41 Luật việc làm 2013 quy định:
“Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.“
Trong đó:
Điều 58. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Theo đó tiền lương tháng đống bảo hiểm thất nghiệp cũng là tiền lương tháng đóng BHXH.
Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 1/7
Căn cứ khoản 1 điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, khoản 2 điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP; từ ngày 1/7/2022 mức tiền lương đóng các bảo hiểm hiểm theo diện bắt buộc có những thay đổi sau:
Mức thấp nhất tiền lương đống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc thấp nhất là:
– Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (hiện nay 4.420.000 đồng/tháng).
– Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (hiện nay 3.920.000 đồng/tháng).
– Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (hiện nay 3.430.000 đồng/tháng).
– Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (hiện nay 3.070.000 đồng/tháng).
Mức cao nhất tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất tiếp tục thực hiện như quy định hiện hành (29.800.000 đồng/tháng).
– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc cao nhất từ ngày 1/7/2022 như sau:
+Vùng I: 93.600.000 đồng/tháng (hiện nay 88.400.000 đồng/tháng).
+ Vùng II: 83.200.000 đồng/tháng (hiện nay 78.400.000 đồng/tháng).
+ Vùng III: 72.800.000 đồng/tháng (hiện nay 68.600.000 đồng/tháng).
+ Vùng IV: 65.000.000 đồng/tháng (hiện nay 61.400.000 đồng/tháng).
Mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Phúc là bao nhiêu?
Tỉnh Vĩnh Phúc tùy thuộc vào các quận, huyện được chia ra làm 2 vùng sau:
- Vùng II: Thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên- Huyện Bình Xuyên, Yên Lạc
- Vùng III: Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô
Theo đó tùy thuộc vào khu vực bạn đang ở; mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc sẽ là :
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc thấp nhất là:
– Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng
– Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng
– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất 29.800.000 đồng/tháng.
– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc cao nhất:
+ Vùng II: 83.200.000 đồng/tháng.
+ Vùng III: 72.800.000 đồng/tháng.
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc tại các doanh nghiệp đối với người lao động
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017; Nghị định số 58/2020/NĐ-CP; Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021; mức đóng BHXH, BHTN bắt buộc đối với người lao động Việt nam làm việc tại các doanh nghiệp như sau:
– Với người lao động: Hưu trí – tử tuất: 8%; BHTN: 1 %; BHYT: 1,5%
– Với người sử dụng lao động:
+ Từ 1/1/2022-30/6/2022: Hưu trí – tử tuất: 14%; Ốm đau- thai sản: 3%; BHYT: 3%
+ Từ 1/7/2022-30/8/2022: Hưu trí – tử tuất: 14%; Ốm đau- thai sản: 3%; TNLĐ-BNN: 0,5 hoặc 0,3 %; BHYT: 3%
+ Từ 1/10/2022 trở đi: Hưu trí – tử tuất: 14%; Ốm đau- thai sản: 3%; TNLĐ-BNN: 0,5 hoặc 0,3 %; BHTN: 1%; BHYT: 3%
Do đó tùy vào thời điểm thì tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ khác nhau đối với người lao động và người sử dụng lao động.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Từ 1/7 tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có gì thay đổi?”. Nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con
- Thủ tục xác định cha mẹ con theo pháp luật mới nhất
- Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bảo hiểm nhằm hỗ trợ, bù đắp 1 phần thu nhập khi người lao động bị mất việc làm, giúp người lao động có kinh phí tạm ổn định cuộc sống, học nghề và tìm việc làm mới, duy trì công việc trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm bắt buộc của nhà nước hỗ trợ giải quyết khó khăn cho người lao động khi không may thất nghiệp, mất việc mà không vì mục tiêu lợi nhật.
Với việc tham gia BHXH tự nguyện, người lao động được tự chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Cụ thể: Mức đóng hằng tháng = 22% x Mức thu nhập đóng BHXH do người lao động chọn
Trong đó:
– Mức thu nhập thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (năm 2022, mức này là 1,5 triệu đồng/tháng);
– Mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (hiện nay là 29,8 triệu đồng/tháng).
Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người lao động tại doanh nghiệp.