Truy thu thuế thu nhập cá nhân online như thế nào?

18/10/2022
Truy thu thuế thu nhập cá nhân online
326
Views

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ tài chính có tính cưỡng chế dùng để tạo lập nguồn cho ngân sách nhà nước và phân phối thu nhập trong xã hội. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để tác động vào nền kinh tế thông qua việc xác định đúng nguyên tắc và phương pháp đánh thuế. Do vậy, công tác quản lý và truy thu thuế giữ vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo công bằng xã hội. Vậy Truy thu thuế thu nhập cá nhân online như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc.

Căn cứ pháp lý

Luật thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể về thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN). Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế TNCN như sau:

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.

Theo đó, thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.

Do đó việc nộp thuế thu nhập cá nhân cũng góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư.

Đối tượng phải nộp thuế TNCN gồm: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế:

– Đối với cá nhân có cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

– Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Truy thu thuế thu nhập cá nhân là gì?

Truy thu theo nghĩa đen là thu lại những khoản trước đó. Tương tự như thế, truy thu thuế TNCN cũng được hiểu theo nghĩa tương tự.

Truy thu thuế là quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế cần phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Thuế bị truy thu đề cập đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó. Người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ thuế. Các lí do này bao gồm các hành vi như: việc kê khai thu nhập và không thực hiện nghĩa vụ thuế; không báo cáo tất cả thu nhập kiếm được trong năm tính thuế; bỏ qua việc khai thuế trong năm tính thuế nhất định.

Cá nhân kinh doanh online có phải nộp thuế không?

Hiện nay, pháp luật thuế chưa có quy định cụ thể đối với người kinh doanh online. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 38 Luật Quản lý thuế 2006 quy định cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế đối với các trường hợp sau đây: “a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế”. Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về người nộp thuế như sau: “

1. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). … 

2. Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống”. Như vậy, cá nhân kinh doanh online có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Ngược lại, cá nhân kinh doanh online có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp hai loại thuế này. 

Truy thu thuế thu nhập cá nhân online 

Khoản 2 Điều 4 Nghị định Thông tư số 166/2013/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính thuế quy định về thời hạn truy thu thuế như sau: “Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp, người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế”. 

Như vậy, trong trường hợp bạn kinh doanh online có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, bạn sẽ bị truy thu thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng mà bạn chưa nộp. 

Theo Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC số tiền thuế khi bán hàng online được tính theo phương pháp khoán. 

Cụ thể thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp được tính theo công thức sau: 

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT 

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN 

Trong đó: Doanh thu tính thuế: – Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. 

 Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.

Truy thu thuế thu nhập cá nhân online
Truy thu thuế thu nhập cá nhân online

Thời hạn truy thu thuế thu nhập cá nhân

Thời hạn truy thu thuế thu nhập cá nhân được quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

– Truy thu trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm trong trường hợp đã hết thời hiệu xử phạt hành chính (XPHC) về thuế:

  • Theo đó, khi quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu vào ngân sách nhà nước.
  • Tiền thuế truy thu bao gồm: số tiền thuế thiếu, tiền thuế trốn, tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế.

–  Truy thu toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm trong trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế.

Thời hạn truy thu thuế tại điểm trên đây chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước.

– Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Truy thu thuế thu nhập cá nhân online ”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang có ý định ly hôn và không biết việc thành lập công ty Hà Nội sẽ như thế nào hoặc để được giải đáp các thắc mắc về thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng nhất, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn được xem là chưa bị xử phạt hành chính về thuế:

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đã vi phạm:
– Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm;
– Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác mà không tái phạm;
– Kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.

Thời hạn truy thu thuế

Về thời hạn truy thu thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC như sau:
Quá thời hiệu xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn cần phải nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày có phát hiện hành vi vi phạm.

Xử lí đối với việc chậm nộp tiền thuế

Được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Căn cứ Điều 42, nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm thông báo, đôn đốc tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.